Cho m gam hỗn hợp bột X gồm ba kim loại Zn, Cr, Sn có số mol bằng nhau tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl loãng, nóng thu được dung dịch Y và khí H2. Cô cạn dung dịch Y thu được 8,98 gam muối khan. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với O2 (dư) để tạo hỗn hợp 3 oxit thì thể tích khí O2 (đktc) phản ứng là: A. 2,016 lít. B. 0,672 lít. C. 1,008 lít. D. 1,344 lít.
Có 400 (ml) dung dịch chứa HCl và KCl đem điện phân trong bình điện phân có vách ngăn với cường độ dòng điện 9,65 (A) trong 20 phút thì dung dịch có chứa một chất tan pH = 13, coi thể tích dung dịch không thay đổi. Nồng độ mol của dung dịch HCl và KCl ban đầu lần lượt là:A. 0,15M và 0,1M. B. 0,3M và 0,15M. C. 0,1M và 0,2M. D. 0,5M và 0,3M.
Một vật làm bằng hợp kim Zn-Ni đặt trong không khí ẩm. Phát biểu nào sai?A. Vật bị ăn mòn điện hoá. B. Có một dòng điện từ Zn sang Ni. C. Cực âm là Zn: Zn − 2e Zn2+. D. Zn bị ăn mòn vì Zn có tính khử mạnh hơn Ni.
Có các nhận định sau :1. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt của hợp kim kém hơn của các kim loại trong hỗn hợp ban đầu.2. Hợp kim thường cứng và giòn hơn các kim loại trong hỗn hợp ban đầu.3. Nhiệt độ nóng chảy của hợp kim thường cao hơn nhiệt độ nóng chảy của các kim loại trong hỗn hợp ban đầu.Những nhận định không đúng là:A. 1. B. 2. C. 3. D. 1, 2.
Cho hỗn hợp bột X gồm 3 kim loại: Fe, Cu, Ag. Để tách nhanh Ag ra khỏi X mà không làm thay đổi khối lượng có thể dùng những hoá chất nào sau đây?A. Dung dịch AgNO3 dư. B. Dung dịch HCl, khí O2 dư. C. Dung dịch FeCl3 dư. D. Dung dịch HNO3 dư.
Dung dịch A chứa đồng thời Na+, Cu2+, Ag+, Al3+, Fe3+, NO3-. Thứ tự điện phân các cation trong dung dịch làA. Ag+, Cu2+, Fe3+. B. Ag+, Fe3+, Cu2+. C. Ag+, Fe3+, Cu2+, Al3+, Na+. D. Fe3+, Ag+, Cu2+.
Dãy so sánh tính chất vật lý của kim loại nào dưới đây là không đúng? A. Nhiệt độ nóng chảy: Hg < Al < W. B. Tính dẫn điện và nhiệt: Fe < Al < Au < Cu < Ag. C. Tính cứng: Cs < Fe < W < Cr. D. Tính dẻo: Al < Au < Ag.
Hoà tan 3,28 gam hỗn hợp muối MgCl2 và Cu(NO3)2 vào nước được dung dịch A. Nhúng vào dung dịch A một thanh sắt. Sau một khoảng thời gian lấy thanh sắt ra cân lại thấy tăng thêm 0,8 gam. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:A. 4,24 gam. B. 2,48 gam. C. 4,13 gam. D. 1,49 gam.
Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit sau: CuO, Fe2O3, Al2O3, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hoàn toàn hỗn hợp rắn còn lại làA. Cu, Fe, Al, MgO. B. Cu, Fe, Al2O3, MgO. C. Cu, Fe, Al, Mg. D. Cu, FeO, Al2O3, MgO.
Hòa tan hoàn toàn 3 gam hỗn hợp gồm Al và Cu vào dung dịch HNO3 loãng, nóng thu được dung dịch A. Cho A tác dụng với dung dịch NH3 dư, kết tủa thu được mang nung đến khối lượng không đổi, cân được 2,04 gam. Khối lượng của Al và Cu trong hỗn hợp lần lượt làA. 2,7 gam và 0,3 gam B. 0,3 gam và 2,7 gam C. 1,08 gam và 1,92 gam D. 0,54 gam và 2,46 gam
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến