Câu 1
* Thời Lý - Trần
Bộ máy Nhà nước ở Trung Ương
Vua
Các quan đại thần
Quan văn , Quan võ
Một số chức quan khác
Các đơn vị hành chính địa phương
Cả nước chia làm 24 lộ -> phủ ->huyện->hương,xã
Cách đào tạo, tuyển chọn bổ sung quan lại
Chọn người trong họ để bổ sung quan lại
* Thời Lê sơ
Bộ máy Nhà nước ở Trung Ương
Vua
6 bộ : Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công
Và 1 số cơ quan chuyên môn khác
Các đơn vị hành chính địa phương
Các đơn vị hành chính địa phương
Cả nước chia làm 13 đạo thừa tuyên , dưới đạo có phủ->châu->huyện,xã
Cách đào tạo, tuyển chọn bổ sung quan lại
Mở cuộc thi kiếm nhân tài
Câu 2
- Thành phần quan lại cao cấp của nhà nước thời Lý - Trần là quý tộc, vương hầu. Còn ở nhà nước thời Lê sơ là các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Không còn tầng lớp quý tộc thời Trần.
- Tổ chức bộ máy chính quyền từ triều đình đến cấp xã thời Lê Thánh Tông hoàn chỉnh hơn, chặt chẽ hơn. Tính tập quyền cao hơn. Nhà nước Lý - Trần được gọi là nhà nước quân chủ quý tộc, nhà nước Lê sơ là nhà nước quân chủ quan liêu chuyên chế.
Câu 3
Giống nhau là về bản chất mang tính giai cấp và đẳng cấp. Mục đích chủ yếu để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền. Có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.
- Khác nhau, luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ (về kinh tế, gia đình, xã hội).
Câu 4
a/ Nông nghiệp
Giống nhau: nông nghiệp phát triển, nhà nước quan tâm mở rộng diện tích đất trồng, xây dựng hệ thống đê điều kiên cố.
Khác nhau:
+ Thời Lí, Trần: ruộng đất công chiếm ưu thế
+ Thời Lê sơ: ruộng đất tư ngày càng nhiều
b/ Thủ công nghiệp
Giống nhau: nhiều ngành nghề thủ công phát triển
Khác nhau: Thời Lê sơ có xưởng thủ công của nhà nước( cục bách tác )
c/ Thương nghiệp
Giống nhau: cả nội thương và ngoại thương đều phát triển
Khác nhau:
Thời Lê sơ càng có nhiều chợ, vua khuyến kích phát triển thương nghiệp