làm đi!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Các câu hỏi liên quan

M.n giúp mik vs Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: (1) Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), quê cha ở xã Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế, nhưng sinh tại quê mẹ ở làng Tân Thới, tỉnh Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu gặp nhiều trắc gian truân: bị mù, công danh dang dở, sống trong những ngày tăm tối của quê hương đất nước... (2) Nhưng vượt lên nỗi đau, cuộc đời ông là bài học lớn về nghị lực sống, sống để cống hiến cho đời. Bị mù đôi mắt, nhưng Nguyễn Đình Chiểu không chịu đầu hàng số phận, vẫn sống và làm nhiều việc có ích: dạy học, làm thuốc, sáng tác thơ văn. Là một thầy giáo, ông đặt việc dạy người cao hơn dạy chữ, được nhiều thế hệ học trò kính yêu. Là thầy thuốc, ông xem trọng y đức, lấy việc cứu người làm trọng. Là một nhà thơ, cụ Đồ Chiểu quan tâm đến việc dùng văn chương để hướng con người đến cái thiện, đến một lối sống cao đẹp, đúng đạo lí làm người. Khi quê hương bị thực dân Pháp xâm lược. Đồ Chiểu dùng thơ văn để khích lệ tinh thần chiến đấu của nhân dân. (3) Nguyễn Đình Chiểu còn là tấm gương sáng ngời lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm. Ngay từ những ngày đầu giặc Pháp xâm lược Nam Bộ, Nguyễn Đình Chiểu đã nêu cao lập trường kháng chiến, cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn bạc việc chống giặc và sáng tác thơ văn để khích lệ tinh thần chiến đấu của các nghĩa sĩ. Khu triều đình nhà Nguyễn nhu nhược, bất lực đến phải dâng cả Nam Kì lục tỉnh cho giặc Pháp, Đồ Chiểu đã nêu cao khí tiết, giữ gìn lối sống trong sạch, cao cả, từ chối mọi cám dỗ của thực dân, không chịu hợp tác với kẻ thù. Câu 1: Văn bản trên có mấy ý chính? Đó là những ý nào? Câu 2: Tìm câu chủ đề trong đoạn văn (2),(3) Câu 3: Xác định thao tác lập luận trong đoạn văn (2),(3)

Câu 19: Khoảng giá trị nào sau đây của nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lí đối với cơ thể sinh vật nhưng chưa gây chết? A. Khoảng thuận lợi. B. Giới hạn sinh thái. C. Ổ sinh thái. D. Khoảng chống chịu. Câu 20: Người ta thường ghép nhiều loài cá có ổ sinh thái khác nhau trong cùng một ao nuôi với mục đích nào sau đây? A. Làm tăng sự đa dạng trong ao nuôi. B. Tận dụng tối đa nguồn thức ăn và không gian sống. C. Tăng cường sự hỗ trợ giữa các loài. D. Tăng sự canh tranh để cá lớn nhanh hơn. Câu 21: Cho biết ở Việt Nam, cá chép phát triển mạnh ở khoảng nhiệt độ 20 – 35oC, khi nhiệt độ hạ xuống dưới 2oC và cao hơn 44oC cá bị chết. Cá rô phi phát triển mạnh ở khoảng nhiệt độ 20 – 35oC, khi nhiệt độ hạ xuống dưới 5,6oC và cao hơn 42oC cá bị chết. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Cá rô phi có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn cá chép. II. Cá rô phi có khoảng thuận lợi hẹp hơn cá chép. III. Cá chép thường có vùng phân bố rộng hơn so với cá rô phi. IV. Ở nhiệt độ 10oC, sức sống của cả hai loài cá đều có thể bị giảm. A. 1. B. 3. C. 4. D. 2. Câu 22: Khi nói về quy luật tác động của các nhân tố sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Cơ thể thường xuyên phải phản ứng tức thời với tổ hợp tác động của nhiều nhân tố sinh thái. B. Các loài đều có phản ứng như nhau với cùng một tác động của một nhân tố sinh thái. C. Khi tác động lên cơ thể, các nhân tố sinh thái có thể thúc đẩy lẫn nhau hoặc gây ảnh hưởng trái ngược nhau. D. Ở các giai đoạn phát triển khác nhau, sinh vật có phản ứng khác nhau trước cùng một nhân tố sinh thái. Câu 23: Nhân tố sinh thái nào bị chi phối bởi mật độ cá thể của quần thể? A. Ánh sáng. B. Nước. C. Nhiệt độ. D. Mối quan hệ giữa các sinh vật. Câu 24: Khi nói về giới hạn sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian. II. Ở trong khoảng cực thuận, sinh vật có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất. III. Ở trong khoảng chống chịu, sinh vật không thể tồn tại được. IV. Biết được giới hạn sinh thái của một loài nào đó có thể suy ra vùng phân bố của loài đó, từ đó đề ra biện pháp chăm sóc hợp lí. V. Loài có giới hạn sinh thái rộng với nhiều nhân tố sinh thái thì thường có vùng phân bố rộng. A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 25: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai? A. Những loài có giới hạn sinh thái càng rộng thì thường có vùng phân bố càng rộng. B. Loài sống ở vùng xích đạo có giới hạn sinh thái về nhiệt độ rộng hơn loài sống ở vùng cực. C. Ở cơ thể còn non thường có giới hạn sinh thái hẹp hơn so với cơ thể trưởng thành. D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái. Câu 26: Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ? I. Chim ăn sâu và chim ăn hạt cùng sống trên cây nên ổ sinh thái dinh dưỡng trùng nhau hoàn toàn. II. Ổ sinh thái đặc trưng cho loài. III. Kích thước thức ăn, loại thức ăn, hình thức bắt mồi của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái vềdinh dưỡng. IV. Ổ sinh thái của một loài là nơi ở của loài đó. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 1: Các loại môi trường sống cơ bản là: A. môi trường đất, môi trường nước, môi trường khí quyển, môi trường sinh vật. B. môi trường khí quyển, môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn. C. môi trường đất, môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường sinh vật. D. môi trường trên mặt đất, môi trường khí quyển, môi trường nước, môi trường sinh vật. Câu 2: Có các loại nhân tố sinh thái nào? A. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố sinh vật. B. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố con người. C. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố ngoại cảnh. D. nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh. Câu 3: "Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian" được gọi là A. khoảng chống chịu. B. ổ sinh thái. C. giới hạn sinh thái. D. khoảng thuận lợi. Câu 4: Cá rô phi Việt Nam có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 5,6oC đến 42oC. Nhận định nào sau đây không đúng? A. 42oC là giới hạn trên B. 42oC là giới hạn dưới. C. 42oC là điểm gây chết. D. 5,6oC là điểm gây chết Câu 5: Cá rô phi nuôi ở nước ta chỉ sống trong khoảng nhiệt độ từ 5,60C đến 420C. Khoảng nhiệt độ này được gọi là: A. giới hạn sinh thái về nhiệt độ ở cá rô phi. B. khoảng thuận lợi về nhiệt độ ở cá rô phi. C. khoảng chống chịu về nhiệt độ ở cá rô phi. D. giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ. Câu 6: Cá chép Việt Nam có giá trị giới hạn dưới và giới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 2 oC và 44oC. Đối với loài cá chép, khoảng giá trị nhiệt độ từ 2 oC đến 44oC được gọi là A. khoảng chống chịu. B. khoảng thuận lợi. C. ổ sinh thái. D. giới hạn sinh thái. Câu 7: Nguyên nhân nào dẫn tới phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã là sai? A. Mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau. B. Mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau. C. Mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày. D. Do các loài trong quần xã thường xảy ra quan hệ hỗ trợ nhau. Câu 8: Nguyên nhân nào sau đây làm cho ổ sinh thái của mỗi loài bị thu hẹp? A. Cạnh tranh cùng loài B. Cạnh tranh trong mùa sinh sản C. Cạnh tranh khác loài D. Cạnh tranh tìm nguồn sống Câu 9: Khi sống trong cùng một sinh cảnh, để không xảy ra cạnh tranh thì các loài gần nhau về nguồn gốc thường có xu hướng A. phân li ổ sinh thái B. hỗ trợ nhau C. loại trừ nhau D. di cư Câu 10: Khi nói về các nhân tố sinh thái, điều nào dưới đây không đúng? A. Cơ thể thường xuyên phải phản ứng tức thời với tổ hợp tác động của nhiều nhân tố sinh thái B. Các loài sinh vật có phản ứng như nhau với cùng một tác động của một nhân tố sinh thái C. Khi tác động lên cơ thể, các nhân tố sinh thái có thể thúc đẩy hoặc gây ảnh hưởng trái ngược nhau D. Các giai đoạn khác nhau của một cơ thể có phản ứng khác nhau trước cùng mọt nhân tố sinh thái.