Văn bản Chiếu dời đô của nhà vua Lý Công Uẩn là văn bản có sự kết hợp hài hòa và nhuần nhuyễn giữa cái lí và tình. Thật vậy, nhờ sự kết hợp này mà văn bản chính luận không những trở nên vô cùng thuyết phục, chặt chẽ mà lại thấm đẫm tâm tư tình cảm của một vị vua anh minh đối với nước nhà. Cái "lí" của văn bản được thể hiện ở trình tự lập luận sắc bén, dẫn chứng thuyết phục của văn bản để dẫn đến quyết định dời đô của nhà vua. Đầu tiên, nhà vua đã đưa ra dẫn chứng là câu chuyện dời đô của một số triều đại ở bên Trung Quốc đó là nhà Thương, nhà Chu để lấy đó làm nền tảng cơ sở cho lí lẽ của mình. Lí luận của nhà vua đó là mục đích, nguyên lí dời đô của người xưa đó là để tìm được nơi cho dân chúng an cư lạc nghiệp, kinh tế được phát triển, giao thương hàng hải thì phát triển thuận lợi. Nguyên lí đó là khi vùng đất đóng đô không còn thích hợp nữa thì phải tính đến chuyện dời đô. Và vì đây là những triều đại hưng thịnh bên Trung Quốc nhờ dời đô đến đúng nơi nên lí lẽ của nhà vua càng trở nên thuyết phục hơn. Nội dung thứ hai trong trình tự lập luận của nhà vua đó là hậu quả của việc hai nhà Đinh, Lê không dời đô khi thời thế đất nước đã thay đổi. Hai triều đại này làm trái nguyên lí, không chịu nghĩ đến đời sống của nhân dân nên triều đại chỉ tồn tại được ngắn ngủi mà thôi. Cuối cùng, lí lẽ sắc bén của nhà vua còn được thể hiện ở việc nhà vua đã chỉ ra những đặc điểm nổi bật của thành Đại La để chọn làm nơi đóng đô. Khi đất nước đã hòa bình, địa điểm đóng đô là Ninh Bình để vừa phòng thủ để vừa đánh giặc không còn phù hợp nữa. Thành Đại La có đầy đủ yếu tố đáp ứng việc chuyển dời kinh đô: địa thế, đất đai, sinh vật, tránh được bão lũ,.... Chính vì vậy, lời lẽ trong bài chiếu này đi đến kết luận sắc bén "không thể không dời đổi". Về cái "tình" của nhà vua, nhà vua đã nói đến hậu quả không dời chuyển kinh đô của hai nhà Đinh, Lê với giọng văn đau xót "trẫm rất đau lòng". Tiếp theo, nhà vua đã có câu hỏi "Các khanh nghĩ thế nào?" ở cuối văn bản để trưng cầu dân ý, để muốn lắng nghe ý kiến, để muốn thể hiện tình cảm tâm tư sâu sắc của mình. Bài chiếu có tính thuyết phục của lí lẽ lập luận sắc bén, vừa có lời lẽ thấm đẫm tình cảm.
*** câu phủ định được in đậm