Câu 3:
– Trên thế giói có ba chủng tộc chính là: Môn-gô-lô-ít ( còn gọi là chủng tộc da vàng ), chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít ( chủng tộc da trắng ), chủng tộc Nê-gro-ít ( chủng tộc da đen ).
– Người ta dựa vào hình thái cơ thể để phân biệt các chủng tộc như màu da, màu tóc,vóc dáng,mũi,mắ, hộp sọ…
– Chủng tộc Môn-gô-lô-ít là cư dân chính của châu Á,chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít là cư dân của châu Âu, còn chủng tộc Nê-gro-ít là những người châu Phi.
– Hiện nay, xã hội loài người đã phát triển nhiều, các chủng tộc đã cùng nhau sinh sống khắp mọi nơi trên trái đất.
Câu 4:
– Giống nhau: Đều là các hình thức cư trú, tổ chức sinh sống của con người trên Trái Đất.
– Khác nhau:
+ Chức năng của quần cư nông thôn là nông nghiệp trong khi của quần cư thành thị là công nghiệp và dịch vụ.
+ Quần cư nông thôn thường phân tán, có mật độ thấp hơn.quần cư thành thị có sự tập trung với mật độ cao.
+ Cảnh quan của quần cư nông thôn là các xóm làng, đồng ruộng, nương rẩy… còn cảnh quan của quần cư đô thị là phố phường, xe cộ, nhà máy…
+ Lối sống của hai cảnh quan cũng khác nhau.
Câu 5:
– Đới nóng nằm giữa hai chí tuyến, kéo dài liên tục từ tây sang đông thành một vành đai bao quanh Trái Đất.
– Môi trường xích đạo ẩm có những đặc điểm sau:
+ Có khí hậu nóng quanh năm:
Nhiệt độ trung bình năm từ 25oC – 28oC, nhiệt độ chênh giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng 3oC.
Lượng mưa lớn, trung bình từ 1500 đến 2500mm/năm, mưa quanh năm, độ ẩm lớn, trên 80%, càng gần xích đạo thì mưa, ẩm càng nhiều, không khí ẩm ướt, ngột ngạt.
+ Sinh vật rất phát triển do nhiệt, ẩm dồi dào:
Rừng gồm nhiều tầng, cây cao lớn đến 40-50m, xanh quanh năm.
Ven biển, các cửa sông có rừng ngập mặn.
Trong rừng có nhiều loài thú nhiều loài chim.
Câu 6:
Khí hậu nhiệt đớI gồm có những đặc điểm sau:
- Nhiệt độ cao quanh năm, nhiệt độ TB năm > 20oC
- Trong năm có hai mùa rõ rệt: Một mùa mưa và một mùa khô (thời kì khô hạn kéo dài khoảng 3 đến 9 tháng).
- Càng gần chí tuyến thời kì khô hạn càng dài => biên độ nhiệt càng lớn.
- Lượng mưa TB năm: 500mm – 1500mm.
- Lượng mưa thay đổi từ xích đạo về chí tuyến.
Câu 7:
– Khí hậu nhiệt đới gió mùa là khí hậu tiêu biểu của khu vực Nam Á và Đông Nam Á.
– Mỗi năm có hai mùa đối lập nhau, mùa của gió mùa đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4( lạnh và khô ) và mùa của gió mùa tây nam từ thánh 11 đến tháng 5 ( nóng ẩm và mưa nhiều ). Nhiệt độ, lương mưa thay đổi theo mùa và thời tiết diễn biến thất thường..
– Nhiệt độ trung bình năm khá cao, trên 20oC, biên độ nhiệt hằng năm lớn trên 8oC. Mùa đông có một số tháng lạnh nhiệt độ xuống dưới 20oC.
– Lượng mưa trung bình hàng năm trên 1000mm, nơi đón gió lượng mưa rất cao, có thể lên đến 10.000mm. Mùa mưa tập trung từ 70- 90%lương mưa cả năm. Mùa khô tuy lương mưa ít nhưng vẫn đủ cho cây cối sinh trưởng.
– Mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn, có năm mưa nhiều, năm mưa ít… rất thất thường.
Câu 8:
Cảnh quan thiên nhiên của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến đổi theo thời gian và không gian, do có sự khác nhau về lượng mưa và phân bố lượng mưa trong năm giữa các địa phương và các mùa:
– Mùa đông không khí lạnh và khô, nhiệt độ có khi xuống dưới 15oC, có một số cây rụng lá, một số nơi có thể có tuyết rơi.
– Mùa hạ nóng và mưa nhiều, có tháng nóng lên trên 30oC, cây cối xanh tươi.
– Tuy lượng mưa trung bình chỉ độ 1000-1500mm,nhưng có nơi lượng mưa rất lớn, lên đến 12.000mm.
– Sông ngòi có một mùa lũ ( trùng với mùa mưa )và một mùa cạn ( trùng với mùa khô )
– Thảm thực vật có nhiêu loại:
+ Rừng nhiều tầng phát triển ở vùng có lượng mưa lớn.
+ Đồng cỏ cao ở vùng có lượng mưa ít.
+ Rừng ngập mặn ở các cửa sông, ven biển đang được phù sa bồi đấp.
Câu 9:
*Để thực hiện hình thức thâm canh lúa nước cần phải có các điều kiện sau:
– Đồng ruộng với đất phù sa màu mỡ.
– Khí hậu nhiệt đới
– Có độ ẩm không khí cao.
– Có nguồn nước dồi dào.
Đây là những điều kiện cần thiết cho cây lúa nước sinh trưởng và phát triển.
Ngoài ra còn phải có một điều kiện quan trọng không kém đó là phải có nguồn lao động dồi dào vì cây lúa là cây trồng cần nhiều lao động để chăm sóc.
*Ở đới nóng, các nước sản xuất nhiều lúa gạo là Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ… Thái Lan và Việt Nam là hai nước dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo.
Câu 10:
Những biện pháp cần thực hiên để giảm tính bấp bênh:
– Việc trồng và bảo vệ rừng là biện pháp hết sức quan trọng vì đây là vùng mưa nhiều, rất dễ xảy ra lũ lụt, đất rất dễ bị xói mòn, rửa trôi, phải có rừng để bảo vệ.
– Nhiệt độ và lượng mưa cũng như chế độ mưa thay đổi giữa các mùa, vì vậy, ở vùng nhiệt đới gió mùa phải tuân thủ chặt chẻ lịch thời vụ trong sản xuất nông nghiệp.
– Ở vùng nhiệt đới gió mùa, mùa mưa thường gây lũ lụt, mùa khô lại thiếu nước gây hạn hán cho nên vấn đề thuỷ lợi phải đươc coi trọng.
– Đây là vùng thường xuyên chịu ảnh hương thiên tai cho nên công tác dự báo thời tiết phòng chống thiên tai phải được thực hiện thường xuyên.
– Công tác thú y,phòng trừ dịch bệnh cần được quan tâm vùng có nguồn nhiệt,ẩm dồi dào nên mầm bệnh rất dễ phát triển và lây lan.
câu trả lời hoàn toàn chính xác đấy ạ
chúc bn học tốt