Câu 1:
Chép thơ:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
Đoạn thơ trích trong văn bản "Quê hương" của tác giả Tế Hanh.
Câu 2: Khái quát nội dung câu thơ: Tác giả Tế Hanh đã khắc họa cảnh thuyền cá ra khơi thật đông vui tấp nập.
Câu 3:
*Biện pháp tu từ là: nhân hóa, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
* Trong 2 câu thơ cuối ở khổ thơ thứ ba của văn bản "Quê hương" tác giả Tế Hanh đã sử dụng thành công biện pháp tu từ nhân hóa và ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Tác giả đã nhân hóa con thuyền qua các từ ngữ hành động "im bến mỏi" "trở về nằm". Biện pháp này đã nhấn mạnh ý, tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu thơ, giúp hình ảnh trở nên sinh động và gần gũi, có hồn. Biện pháp nhân hóa đã khắc họa hình ảnh con thuyền về bến mệt mỏi sau khi trinh phục biển khơi đầy khó khăn. Cho thấy con thuyền như một người bạn đồng hành của người dân chài lưới.
XIN LỖI BẠN MÌNH CHỈ LÀM ĐC ĐẾN ĐÂY THÔI!!
CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!