Bạn đến chơi nhà
I/Mở bài:
-Thơ Nguyễn Khuyến đã phán ánh tâm trạng đau buồn của ông trước thời cuộc rối ren, suy tàn.
-Một số bài ông viết về tình hàng xóm, tình bạn thắm thiết, bền lâu. Đó là những bài thơ rất cảm động.
-Bạn đến chơi nhà là 1 ví dụ tiêu biểu. Bài thơ ra đời trong thời gian Nguyễn Khuyến đi cáo quan về sống ẩn dật tại que nhà, nội dung thêm tình bạn khắng khít, keo sơn giữa hai vị quan thanh liêm đều đã rời xa vòng danh lợi.
-Tình cảm chân thành ấy đã vượt qua mọi thứ quan trọng nhất trong cuộc sống.
II/Thân bài:
-Đấy là một tình bạn già tri ân tri kỉ:
"Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
Trẻ thì đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu, sóng cả, khôn chài cá;
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ;
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta."
-Sự phá cách của tác giả ở chỗ: trong thể thơ Bát cú Đường luật thì phần đề thường có 2 câu (phá đề, thừa đề) nhưng ở phần này thì chỉ có 1 câu đề.
-Câu thơ như là 1 lời chào hỏi, mừng rỡ, thân tình của người chủ nhân trước việc đến thăm cảu người bạn xa cách bấy lâu nay.
-Cách gọi "bác" vừa dân dã, vừa kính trọng. thể thể hiện sự gắn bó lâu dài, mật thiết của hai người.
+Ba câu thực (2,3,4) là lời phân trần thanh minh của chủ nhân về sự tiếp đón tiếp chu đáo của mình:
-Tác giả dùng tới 3 câu trong khi thơ Đường luật chỉ có 2 câu
-Ngôn ngữ thơ như là lời nói tự nhiên, mộc mạc của một ông lão nhà quê: Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa (lý do thứ nhất); Ao sâu nước lã khôn chài cá (lý do thứ hai); Vườn rộng rào thưa khó đuôi gà (lý do thứ ba).
+Hai câu luận: Tiếp tục phăn trầm thêm hai lý do: "Cải chửa ra cây, cà mới nụ"; "Bà bầu vừa rụng rốn, mướp đường hoa". Tính chất hài hước nằm ở ý: nhà có đủ cả, chẳng thiếu thứ gì (cá, gà, cà, bầu, mướp,...) chỉ tiếc là đều dang dở, chưa dùng được nên đành tạ lỗi với khách. Nói có nhưng thực chất là không, vì cuộc sống của nhà thơ ở chốn quê nghèo rất thiếu thốn.
+Hai câu kết: Sự thiếu thốn được đẩy bên cực điểm: Đầu trò tiếp khách, trầu không có (bắt nguồn từ câu: Miếng trầu là đầu câu chuyện, trong nhân gian nói về cách tiếp khách thông thường nhất, tối thiểu nhất cũng là trầu với nước.
-Tóm lại vật chất chẳng có gì, thôi thì: Bác đến chơi đây, ta với ta. Câu thơ này là linh hồn của bài thơ. Tất cả sự mừng rơ, quý trọng chân tình đều hội tụ ở ba từ: ta với ta. Chủ và khách, bác và ta điều hòa làm một. Quả nhiên tình bạn già sâu sắc, cảm động, không thể nào sánh được.
III/Kết bài
-Bài thơ là tấm lòng chân thành của Nguyễn Khuyến dành cho người bạn già đáng kính đến chơi nhà.
-Giọng thơ tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, trong sáng, hình ảnh quen thuộc gợi khung cảnh thiên nhiên tươi mát ở nông thôn, đồng bằng Bắc Bộ.
-Cảnh và tình để đan xen, hòa quyện ấm áp tình tri âm tri kỷ.
*Chú ý: -Bài "Bạn đến chơi nhà" phải lồng hết tất cả câu thơ(giống như trên bài) rồi mới biểu cảm từng phần
-Còn nữa:
+Giúp mình 5 sao và Cảm ơn.
+Và thêm câu trả lời hay nhất nữa nha.