1. Mở bài:
- Nêu tóm tắt nội dung và ý nghĩa của hai câu trên: Nói về đạo lí làm người của nhân dân ta phải biết ơn những gì mà thế hệ trước để lại và phát huy.
- Trích dẫn hai câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”
2. Thân bài:
- Giải thích hai câu tục ngữ:
+ Đều thể hiện lòng biết ơn, ân nghĩa thủy chung của con người Việt Nam từ xưa đến nay.
+ Đặc biệt các hình ảnh “quả-cây”, “nước –nguồn” có ý nghĩa thật sâu sắc và triết lí.
+ Những gì chúng ta có được ngày hôm nay chúng ta phải luôn luôn biết ơn và lên tiếng hành động phát huy ý chí đẹp của dân tộc ta.
- Biểu hiện:
+ Ngày giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch)
+ Lễ hội Đống Đa kỉ niệm Quang Trung đại phá Quân Thanh
+ Ngày thương binh liệt sĩ (27/7)
+ Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11)
+ Kỉ niệm ngày sinh – mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh: người cha vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
- Suy nghĩ của bản thân về hai câu tục ngữ.
- Hành động của bản thân phải như thế nào để không phụ lòng các thế hệ đi trước.
+ Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
+ Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình
+ Luôn luôn nhớ ơn người đã giúp đỡ mình và nếu có thể hãy sống nghĩa tình: đền đáp công ơn của họ trong phạm vi và khả năng của bản thân mình.
3. Kết bài:
- Khẳng định: Đây là truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Là nhân cách cao đẹp trong mỗi con người Việt.
- Trách nhiệm của bản thân.