$\text{ Bạn tham khảo nhé!!! }$
$\text{ Lập dàn ý phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác }$
I.MỞ BÀI
-Dẫn dắt
-Giới thiệu tác giả, tác phẩm
-Nêu nội dung chính.
-Trích dẫn thơ.
II.THÂN BÀI
- a) Khổ 1:: Sự xúc động sâu sắc của nhà thơ khi lần đấu tiên nhìn thấy lăng Bác(Trích thơ)
-Lời xưng hô Con => Đại từ nhân xưng dùng trong mối quan hệ ruột thịt => Xưng hô Con –Bác bình dị,mộc mạc mà xiết bao trìu mến thân thương, gói trọn cả tình cảm thiết tha, kính trọng , yêu quý => tình cảm mà nhà thơ dành cho Bác không chỉ là tình cảm của một người dân dành cho vị lãnh tụ mà còn là tình cảm của một đứa con dành cho người cha vô vàn kính yêu của mình và đó cũng là tình cảm của cả dân tộc Việt nam dành cho Bác
- Tác giả không viết ra “viếng” mà nói là ra “Thăm” => Từ thể hiện đúng tâm trạng của tác giả. Chưa bao giờ được gặp Bác, nên với nhà thơ nói riêng và nhân dân miền Nam nói chung, Bác vẫn như còn sống và tác gỉa thay mặt những người con miền Nam ra thủ đô để gặp, thăm hỏi cho thỏa lòng mong nhớ.
- Có lẽ mong chờ giây phút được gặp Bác nên nhà thơ đến lăng Bác từ rất sớm khi vẫn còn sương quanh lăng => Nhìn từ xa nhà thơ bắt gặp hình ảnh “hàng tre bát ngát”=> Hình ảnh tả thực nơi lăng Bác. Đây cũng là hình ảnh gần gũi quen thuộc với tất cả mọi người, là hình ảnh của làng quê Việt Nam =>Tác giả ngỡ ngàng, ngạc nhiên rồi xúc động thổn thức “Ôi” =>Nơi Bác ở - Nơi của một vị chủ tịch vĩ đại lại thân quen gần gũi biết bao. Nhà thơ có cảm giác như ra Hà Nội thăm Bác mà như đang trở về quê để thăm Cha.
-Hình ảnh hàng tre làm nhà thơ liên tưởng dến con người VN, dân tộc VN.Hình ảnh hàng tre được nâng lên thành hình ảnh ẩn dụ “Tre xanh xanh VN”=>Hiện thân cho sức sống mãnh liệt, bền bỉ.”Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng” là biểu tượng cho khí phách kiên cường, bất khuất của con người VN, dẫu trải qua bao khắc nghiệt, nguy nan, dân tộc VN vẫn vững vàng vượt qua tất cả=> tác giả cảm thấy tự hào kiêu hãnh và cũng chứa chan xúc động khi thấy dường như Bác đang giữa lòng dân tộc, gần gũi và thân thiết vô cùng.
b)Khổ 2. Niềm tự hào, xúc động của nhà thơ khi đứng trước lăng của chủ tịch Hồ Chí Minh
-Đứng trước lăng Bác nhà thơ nhìn thấy “mặt trời đi qua trên lăng” =>Tả thực mặt trời tự nhiên =>Nhà thơ có một liêng tưởng độc đáo “ mặt trời trong lăng rất đỏ”=> Hình ảnh ẩn dụ => Bác Hồ kính yêu.=> mặt trời trong tự nhiên đem đến ánh sang cho trái đất , đem đến sự sống cho muôn loài thì Bác chính là mặt trời của dân tộc VN đã đem đến ánh sang độc lập tự do cho nhân dân , đem đến sự hồi sinh cho đất nước=> Khẳng định công ơn to lớn vĩ đại của Bác, khẳng định sự bất tử của Bác. Mặt trời trong tự nhiên còn có lúc tắt ,còn ánh sáng tự do mà Bác đem đến cho đất nước ta mãi mãi trường tồn :
Mặt trời lặn, mặt trời mang theo nắng / Bác ra đi để ánh sáng cho đời ( Phạm Tiến Duật)
=> Thể hiện lòng biết ơn, niềm tự hào mà nhà thơ muốn gửi đến Bác.
- (Câu 3): Nhà thơ không dùng từ “đoàn người” mà viết “dòng người”. Chính cách viết đó đã diễn tả cái vô hạn, cái bất tận của những dòng người vào viếng lăng và làm nổi bật lên tình cảm kính yêu tha thiết muôn người dành cho Bác. Từ láy và điệp từ “Ngày ngày ”=> diễn tả một quy luật thời gian : Ngày nào cũng có “dòng người” đến viếng Bác =>Người dân Việt Nam vẫn luôn nhớ thương Bác dù Bác ra đi đã 7 năm => Sự ra đi của Bác là một mất mát không dễ nguôi ngoai. Nhìn dòng người đang kính cẩn đi trong niềm thương nỗi nhớ, nhà thơ liên tưởng mỗi người là một đóa hoa đang kết thành tràng hoa muôn màu, ngào ngạt sắc hương kính dâng lên Bác. *Hình ảnh ẩn dụ “tràng hoa” kết hợp với từ dâng đầy biểu cảm đã diễn tả chân thành niềm kính yêu mọi người dành cho lãnh tụ HCM. Nếu như Bác đã làm cho cuộc đời mỗi người được nở hoa thì giờ đây mọi người lại đang dâng lên Bác những bông hoa đẹp nhất của tấm lòng thành kính, tri ân.
- “79 mùa xuân”. Đây lại là một hình ảnh ẩn dụ được dùng để ca ngợi cuộc đời đẹp như huyền thoại của Bác, ca ngợi những cống hiến trọn vẹn của Người dâng cho cuộc đời, đất nước. 79 năm Người đã sống thực sự là 79 mùa xuân đẹp bởi người đã giúp cho đất nước nở hoa, độc lập -> Đây không chỉ là cảm nhận của riêng Viễn Phương mà còn là cảm nhận của triệu triệu người dân Việt Nam- những đứa con luôn hướng về Bác với niềm kính yêu và lòng biết ơn sâu nặng.
c)Khổ 3 : Nối tiếp bài thơ, vẫn với giọng thơ thành kính, trang nghiêm, Viễn Phương đã ghi lại những xúc động mãnh liệt, nỗi đau đớn xót xa của mình trong giây phút được gặp Bác:Trích Khổ 3
-Hình ảnh “ Giấc ngủ bình yên”: Sau bao năm khát khao mong chờ, giờ đây ước nguyện được gặp Bác đã trở thành hiện thực. Thẳm sâu trong trái tim nhà thơ là niềm hạnh phúc vô biên. Nhìn Bác ở trong lăng, nhà thơ có cảm nhận Bác đang ngủ - một giấc ngủ rất bình yên sau bao năm lận đận vì dân vì nước. Không gian nơi Bác yên nghỉ thật nghiêm trang, yên tĩnh và thơ mộng. Bác mất rồi mà nhà thơ lại nói Bác đang “ngủ”- lối nói giảm nói tránh ấy đã thể hiện sâu sắc những mong muốn cháy bỏng của Viễn Phương cũng như cả bao người: ước mong Bác sống mãi với non sông đất nước.
- Hình ảnh “Vầng trăng sáng”: Nhìn bóng điện soi mái đầu, khuôn mặt Bác, nhà thơ có liên tưởng rất đẹp: đó là vầng trăng dịu hiên đang tỏa sáng giữa nới Bác yên nghỉ. => nhà thơ yêu Bác, thấu hiểu Bác biết nhường nào, bởi thế mới hiểu tình cảm Bác dành cho trăng. Suốt cả cuộc đời, Bác luôn coi trăng là người bạn tri âm tri kỉ. Dẫu bị giam cầm mất tự do hay khi đang bận rộn việc quân cơ, Người vẫn có trăng bên cạnh, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn…=> Khi Bác nằm ngủ trong lăng, vầng trăng kia cũng theo Bác vào lăng=> khẳng định sự vĩ đại sánh ngang trời đất của Bác, làm nổi bật trái tim nhân từ, lối sống thanh cao đến thánh thiện, trong sáng cao đẹp đến vô ngần trong tâm hồn Bác.
-Hai câu sau: Ở những dòng thơ trên Bác đã được ví như mặt trời ấm nóng, như mùa xuân bất tận, được sánh ngang vầng trăng trong sáng dịu hiền… Đến đây, Bác lại được gắn với hình ảnh “trời xanh”=> một ẩn dụ đẹp nữa để chỉ Bác, tượng trưng cho sự vĩnh hằng của Bác. Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như trời xanh bất diệt còn mãi trên đầu. Người đã hóa thân vào hồn thiêng sông núi.
- Nhưng tất cả những cảm nhận trên chỉ là cảm nhận riêng của con tim mà thôi. Vì thiết tha yêu Bác nên lúc nào cũng nghỉ Bác vẫn còn hiện hữu giữa cuộc đời. Và rồi lý trí tỉnh táo đã đưa nhà thơ trở về với thực tại, nhắc nhở 1 sự thật đau lòng , buộc nhà thơ phải đối diện với một sự thật : Bác đã mất. Và trong một khoảnh khắc thôi, niềm hạnh phúc được gặp Bác đã trở thành nỗi bàng hoàng xót xa: “Mà sao…ở trong tim”=> Đến đây lời thơ bỗng nghẹn ngào như tiếng nấc, rưng rưng một niềm đau. Trái tim luôn tự nhủ: Bác vĩnh hằng như bầu trời xanh còn mãi, vì vậy khi giật mình nhận ra sự thật thì nỗi đau bỗng ùa về “nhói trong tim”.Chỉ 1 động từ “nhói” đủ diễn tả sâu sắc nỗi đau đột ngột sâu thẳm tận đáy con tim nhà thơ. Vẫn biết quy luật cuộc đời là có sinh có tử, nhưng nhà thơ vẫn không khỏi xót xa đau đớn khi Bác đã vĩnh viễn đi xa.
d)KHỔ 4: Khổ thơ cuối lại là những nỗi niềm lưu luyến, yêu thương của đứa con hết lòng yêu Bác sau những giây phút gặp gỡ ngắn ngủi lại phải chuẩn bị đi xa.
- Quy luật cuộc đời là có gặp gỡ phải có chia xa.Thông thường những ai xa quê khi sắp trở lại quê nhà sẽ rất vui mừng. Thế nhưng với Viễn Phương trở lại quê nhà Miền Nam là đồng nghĩa với việc phải xa Bác vì vậy nhà thơ mang theo bao nỗi buồn thương da diết. Một tiếng thương ko hề hoa mĩ mà chứa đựng trọn vẹn tình cảm của người miền Nam đối với Bác. “Thương” chính là sự cảm động trước cuộc đời đầy hi sinh và vô cùng vĩ đại của Bác. Hình ảnh “trào nước mắt” thật xúc động đã diễn tả sâu sắc niềm luyến tiếc vô hạn vì phải xa người cha kính yêu mà ko biết đến bao giờ mới được gặp lại. Bao nhiêu tình thương nỗi nhớ, bao nhiêu tâm trạng dồn nén giờ vỡ òa thành nước mắt…
-(3 câu cuối): Cùng với niềm “thương trào nước mắt” ấy, những ao ước khát khao dâng lên đầy ắp tâm trí nhà thơ: “Muốn làm con chim…Muốn làm bông hoa…Muốn làm cây tre…”=> Những ước nguyện được gửi gắm trong hàng loạt những hình ảnh được liệt kê và là những ẩn dụ rất đẹp “con chim hót”, “đóa hoa tỏa hương”,”cây tre trung hiếu”. Điệp ngữ “muốn làm” được láy lại 3 lần mỗi đầu mỗi câu thơ vừa gây ấn tượng vừa diễn tả một cách chân thành, tha thiết, mãnh liệt khao khát của nhà thơ. Tác giả muốn hóa thân thành những sự vật gần gũi nơi lăng Bác để ngày ngày được gần bên Bác. Và cuối cùng ước làm một cây tre trung hiếu đứng mãi bên lăng để canh từng giấc ngủ của Người. ->Tất cả những ước muốn hóa thân ấy xuất phát từ ước nguyện muốn được gần bên Bác, từ sự lưu luyến ko muốn rời xa dù chỉ một phút giây. Đó cũng là lời thầm ước được dâng lên Bác những gì tốt đẹp nhất… Đằng sau những khát khao ấy, ta hiểu được nhà thơ yêu Bác đến nhường nào.Mở đầu bài thơ ta đã bắt gặp hình ảnh cây tre, hình ảnh ấy 1 lần nữa được láy lại ở cuối bài góp phần tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ, tương xứng, hài hòa=> Tre” ở đây đã được nhân hóa thật khéo léo, kết hợp hài hòa với cách nói ẩn dụ đã tạo nên 1 hình ảnh ấn tượng, mới lạ “cây tre trung hiếu”. Mượn lối nói ấy, VP muốn gửi gắm 1 lời hứa chân thành như 1 lời thề trước vong linh của Bác: Sẽ suốt đời đi theo con đường mà Bác đã chọn, suốt đời phấn đấu, cống hiến cho đất nước, nhân dân, cho sự nghiệp chung. ->Phải chăng ở bên Bác, VP cũng như tất cả mọi người đều muốn sống có ích hơn, sống đẹp hơn.
III.Kết bài.
$1.$ Nghệ thuật
- Giọng thơ vừa trang trọng, thiết tha sâu lắng vừa tự hào đau xót tiếc thương.
- Hình ảnh thơ vừa gần gũi, quen thuộc, vừa mới mẻ sáng tạo
- Nhiều biện pháp tu từ đặc sắc,giàu sức biểu cảm.
$2.$ Khẳng định Nội dung
Bài thơ thể hiện lòng tự hào, biết ơn và nỗi đau đớn xót xa của nhân dân dành cho Bác- vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
$#Miu$