I, MB: Viết về mùa thu là đề tài quen thuộc của thi ca phương Đông. Nhà thơ Đỗ Phủ đời Đường (Trung Quốc) có tới tám bài. Viết về mùa thu, mỗi thi nhân đều có cách riêng của mình. Với Nguyễn Khuyến, làng cảnh Việt Nam nhất là đồng bằng Bắc bộ hiện lên trong chùm thơ thu rất rõ. Tiêu biểu nhất là trong Thu điếu. Đặc biệt bài thơ để lại trong lòng người đọc ấn tưởng bởi vẻ đẹp của "tình thu" qua 2 câu thơ cuối.
II, TB
1, Gioi thiệu chung
- HCST: Chưa biết chính xác thời điểm sang tác từng bài nhưng có thể đoán ông viết trong thời gian ở ẩn tại quê nhà. Thơ Nôm nhưng đầu đề là chữ Hán.
2, Phân tích vẻ đẹp
Nguyễn Khuyến viếtThu điếu nhưng không chú trọng vào chuyện câu cá mà chỉ là cái cớ để cảm nhận cảnh thu, để đắm mình vào suy tư, nghĩ ngợi với tâm trạng u uẩn, thầm kín của mình.
- Ông chỉ tả trực tiếp chuyện câu cá ở 2 câu đầu và 2 câu cuối mà cũng chỉ tả chỗ câu, công cụ câu, dáng ngồi câu không có một câu chữ nào nói thêm về về chuyện câu cá, đặc biệt là tâm trạng hắóhc hay sốt ruột khi câu cá. Chủ yếu đây chỉ là cái cớ để cảm nhận cảnh thu, để kín đáo nói tâm tình u uẩn của mình.
- Cảnh đẹp, lặng, nhẹ, buồn, vắng, rất phù hợp với tâm hồn, tấm lòng người câu cũng đồng điệu với cảnh vật. Cái lạnh lẽo của ao thu là thật hay từ cái lạnh trong lòng nhà thơ lan toả ra? Từ Vèo đâu chỉ tả tốc độ bay của lá mà như là gợi ra cảm nhận về thời thế, thời gian vèo trôi với biết bao thay đổi đáng buồn cho đất nước mà ông chẳng làm được gì. Ngõ trúc vắng vì người đi làm đồng cả nhưng sâu hơn là sự vắng vẻ của những con người cứu nước cứu dân.
=> Đó là tấm lòng thiết tha gắn bó với quê hương làng cảnh Việt Nam. Một tấm lòng yêu nước thầm kín sâu sắc và mãnh liệt nhưng gợi một chút buồn.
- Đã từng làm quan, nhưng Nguyễn Khuyến không tìm thấy con đường “Chí quan trạch dân”, ông đành “Cờ đang dở cuộc không còn nước/ Bạc chửa thôi canh đã chạy làng”. Ông trở về để giữ cho mình tiết sạch giá trong. Tình cảnh ấy Nguyễn Khuyến làm sao tránh khỏi nỗi buồn ấy. Ông không mang tài năng của mình giúp cho dân cho nước. Bởi vì làm quan lúc này chỉ là tay sai. Bi kịch của người trí thức Nho học là ở chỗ này. Nỗi buồn của ông là điều dễ hiểu.
- Câu 7 tả tư thế người ngồi câu kiên nhẫn, gò bó, hình như ông đang lắng nghe tiếng cá đớp mồi dưới chân bèo. Tiếng cá hình như có thật, rất mơ hồ, khe khẽ. Tiếng ca không có thật, làm gì có, từ đâu chỉ sự không xác định. Dù hiểu thế nào chăng nữa thì người câu rõ ràng chẳng để ý đến chuyện câu cá, được cá hay không mà đang câu lòng, câu người, đắm chìm trong suy tư, trong tâm trạng (dựa vào cuộc đời và hoàn sống của Nguyễn Khuyến, chúng ta lí giải như vậy).
=> Thế là tình thu ở đây không chỉ là tình cảm với mùa thu mà còn là tấm lòng gắn bó tha thiết với thiên nhiên quê hương, một tấm lòng yêu nước, yêu dân thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc. - Nỗi buồn ấy của Nguyễn Khuyến là đáng quý. Nó giúp ông giữ được nhân cách trụ được đến ngày nay. Nỗi buồn ấy đáng để chúng ta ngả mũ nghiêng mình.
3, Đánh giá
- ND,NT
III, KB: Khẳng định lại vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ.