Giàn bài cảm nhận về người anh của Kiều Phương là:
a) Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, tác giả + chủ đề của đoạn văn.
b) Thân đoạn:
- Vốn là một người không có tài năng gì nên khi thấy được tài năng của em gái được phát hiện thì tâm trạng của người anh dần dần có thay đổi.
+ Đầu tiên là cảm giác buồn và tự ti. Người anh quyết định xem lén những bức tranh của em gái.
+ Nhìn mọi người yêu mến, quan tâm, khen ngợi em gái hơn mình. Người anh cảm thấy mình như bị bỏ rơi và ngày càng xa lánh, không thể thân với em như trước kia được nữa, có lẽ đó chính là do sự đố kị.
- Khi đứng trước bức tranh đoạt giải nhất của Kiều Phương, tâm trạng của người anh thay đổi liên tục.
+ Trước tiên là sự ngỡ ngàng đến hãnh diện, rồi cuối cùng là sự xấu hổ. Xấu hổ vì thấy mình không hoàn hảo như người anh trong tranh của em gái.
* Nghệ thuật: miêu tả tâm lí của nhân vật, kết hợp tự sự và miêu tả, ngôi kể thứ nhất phù hợp, tình huống truyện bất ngờ, thú vị.
c) Kết đoạn: Đánh giá nhân vật, liên hệ bản thân.
Giàn bài cảm nhận về diễn biến tâm trạng của chú bé Phrăng là:
a) Mở đoạn: Giới thiệu tác phẩm, tác giả + chủ đề của đoạn văn.
b) Thân đoạn:
* Trước buổi học:
- Định trốn học đi chơi nhưng cưỡng lại được.
- Trên đường đến trường, thấy nhiều người tập trung trước trụ sở xã.
- Khi đến lớp, thấy không khí im lặng khác thường. -> lo sợ, ngạc nhiên.
* Trong buổi học:
- Khi biết đây là buổi học cuối cùng bằng Tiếng Pháp, -> choáng váng.
- Tự giận mình đã lười học ham chơi. -> ân hận, tiếc nuối.
- Coi sách như người bạn cố tri. -> đau lòng phải giã từ.
- Không thuộc bài. -> xấu hổ.
* Kết thúc buổi học:
- Chưa bao giờ thấy hiểu bài đến thế. -> say sưa nghe giảng.
- Chưa bao giờ thấy thầy lớn lao đến thế. -> xúc động, ngưỡng mộ thầy.
* Nghệ thuật: Ngôi kể thứ nhất, miêu tả nhân vật sinh động, tinh tế, lời nói tự nhiên hấp dẫn.
c) Kết đoạn: Đánh giá nhân vật, liên hệ bản thân.
Giàn bài cảm nhận về tình yêu Tiếng Việt là:
a) Mớ đoạn: Dẫn dắt, nêu vấn đề.
b) Thân đoạn:
- Giải thích vấn đề: Tiếng mẹ đẻ là thứ ngôn ngữ riêng của mỗi dân tộc, nơi mình sinh ra
và lớn lên.
- Khẳng định Tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu và đẹp, phong phú về nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
- Nêu ý nghĩa của Tiếng Việt:
+ Đó là văn hóa, là tinh hoa của dân tộc Việt qua các thời đại, là sự sống còn của đất nước.
+ Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức trong các văn kiện quan trọng, trong đối thoại, giao lưu văn hóa, trong giao tiếp hằng ngày của nước ta.
- Cách giữ gìn và phát huy sự trong sáng của Tiêng Việt (tôn trọng chữ viết, ngôn ngữ Tiếng Việt, cần tránh những cách nói thô tục, kệch cỡm, cần lời nói ''lời hay, ý đẹp'', có văn hóa, không nên quá lạm dụng Tiếng nước ngoài.
c) Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề liên hệ bản thân.
Giàn bài cảm nhận về tình cảm gia đình là:
a) Mở bài: Dẫn dắt, nêu vấn đề.
b) Thân bài: Giải thích rõ vấn đề: Tình cảm gia đình là gì?
- Nêu ý nghĩa của tình cảm gia đình.
- Duy trì tình cảm của gia đình.
c) Kết đoạn: Liên hệ bản thân.
- Là 1 tình cảm thiêng liêng.
Chúc bạn vui vẻ!@milesuni3001