Ở ruồi giấm, người ta thực hiện phép lai (P): thu được F1. Trong tổng số cá thể F1, số cá thể không mang alen lặn của các gen trên chiếm tỉ lệ 2,5%. Biết rằng không phát sinh đột biến, sức sống các cá thể như nhau. Theo lý thuyết, ở F1 số cá thể mang ít nhất 2 alen trội của các gen trên chiếm tỉ lệ:A.50%. B.77%. C.60%. D.75%.
Ở một loài thực vật, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Lai cây thuần chủng lưỡng bội quả đỏ với cây lưỡng bội quả vàng được F1. Xử lý F1 bằng cônsixin, sau đó cho toàn bộ F1 này giao phấn ngẫu nhiên với nhau được F2. Giả thiết rằng thể tứ bội chỉ tạo ra giao tử lưỡng bội, khả năng sống và thụ tinh của các loại giao tử là ngang nhau, hợp tử phát triển bình thường và hiệu quả việc xử lí hoá chất cônsixin gây đột biến lên F1 đạt tỉ lệ thành công là 60%. Theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu hình quả đỏ ở F2 là:A.60%. B.75%. C. 45%. D.91%.
Ở một loài thực vật tự thụ phấn bắt buộc, tính trạng hình dạng quả được quy định bởi một cặp gen gồm có 3 alen tương quan trội lặn hoàn toàn theo thứ tự: A1 > A2 > A3; trong đó A1 quy định quả tròn, A2 quy định quả bầu, A3 quy định quả dài. Trong quần thể loài này, người ta lấy ngẫu nhiên 2 cây quả tròn cho tự thụ phấn thu được đời F1. Giả sử không có đột biến xảy ra, sức sống các cá thể là như nhau. Theo lý thuyết, trong số các trường hợp phát sinh tỉ lệ kiểu hình sau đây, có bao nhiêu trường hợp có thể xảy ra ở đời F1?(1) 100% cây quả tròn. (2) 75% cây quả tròn : 25% cây quả bầu.(3) 75% cây quả tròn : 25% cây quả dài. (4) 87,5% cây quả tròn : 12,5% cây quả bầu.(5) 50% cây quả tròn : 50% cây quả bầu. (6) 87,5% cây quả tròn : 12,5% cây quả dài.(7) 50% cây quả tròn : 25% cây quả bầu : 25% cây quả dài.(8) 75% cây quả tròn : 12,5% cây quả bầu : 12,5% cây quả dài.A. 7. B. 6. C. 4. D.5.
Trong thí nghiệm làm tiêu bản tạm thời của tinh hoàn châu chấu, khi đếm số lượng NST trong từng tế bào khác nhau: có học sinh đếm được 23 NST, có học sinh đếm được 12 NST, có học sinh đếm được 11 NST. Sau khi thảo luận, các học sinh đưa ra các nhận định sau:(1) Bộ NST của châu chấu là 2n = 22, con đực thuộc dạng đột biến thể ba nhiễm.(2) Tế bào đếm được 11 và 12 NST chỉ có thể là tế bào sinh dục.(3) Tế bào đếm được 23 NST có thể là tế bào sinh dưỡng hoặc tế bào sinh dục.(4) Cơ chế xác định giới tính của châu chấu là: con cái (XX) và con đực (XY).Theo em, số nhận định đúng là:A. 4. B. 3. C.1. D. 2.
Hoà tan hoàn toàn 47,4, gam phèn chua KAl(SO4)2.12H2O vào nước, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ X tác dụng với 200ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m làA.7,8B.46,6C.54,4D.62,2
Ba tế bào sinh dục có kiểu gen AAaa (2n + 2) thực hiện quá trình giảm phân hình thành giao tử. Biết không xảy ra đột biến mới. Theo lí thuyết, trong các tỉ lệ giao tử dưới đây, có bao nhiêu tỉ lệ giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của ba tế bào trên?(1) 100% Aa. (2) 1 AA: 2 aa: 1 Aa. (3) 50% AA: 50% aa. (4) 4 Aa: 1 AA: 1 aa.(5) 50% Aa: 50% aa. (6) 1 AA: 1 aa: 1 Aa.A. 3. B. 5.C. 4. D. 1.
Ở một loài thực vật, hai cặp gen Aa, Bb liên kết không hoàn trên cặp nhiễm sắc thể thường. Khi lai hai cơ thể dị hợp hai cặp gen trên, các cá thể thu được ở thế hệ F1 có kiểu gen ab/ab chiếm 6%. Biết rằng hoạt động của các nhiễm sắc thể ở hai giới giống nhau. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Tính theo lí thuyết, 1000 tế bào sinh dục chín tham gia giảm phân tạo giao tử thì sẽ có 200 tế bào xảy ra hiện tượng hoán vị. B.Tính theo lí thuyết, 2000 tế bào sinh dục chín tham gia giảm phân tạo giao tử thì sẽ có 200 tế bào không xảy ra hiện tượng hoán vị. C. Tính theo lí thuyết, 1000 tế bào sinh dục chín tham gia giảm phân tạo giao tử thì sẽ có 200 tế bào không xảy ra hiện tượng hoán vị. D.Tính theo lí thuyết, 2000 tế bào sinh dục chín tham gia giảm phân tạo giao tử thì sẽ có 400 tế bào xảy ra hiện tượng hoán vị.
Có 5 tế bào (2n) của một loài cùng tiến hành nguyên phân 6 lần. Ở kỳ giữa của lần nguyên phân thứ 4 có 2 tế bào không hình thành được thoi vô sắc. Ở các tế bào khác và trong những lần nguyên phân khác, thoi vô sắc vẫn hình thành bình thường. Sau khi kết thúc 6 lần nguyên phân đó, tỉ lệ tế bào bị đột biến trong tổng số tế bào được tạo ra là bao nhiêu?A.1/12. B. 1/7. C. 1/39. D. 3/20.
Ở một loài thực vật, tính trạng khối lượng quả do 4 cặp gen nằm trên 4 cặp NST tương đồng khác nhau tương tác theo kiểu cộng gộp quy định. Quả nhẹ nhất có khối lượng 100g, cứ mỗi alen trội có mặt trong kiểu gen của cây làm cho quả nặng thêm 10g. Người ta thực hiện phép lai giữa 2 cây (P): AaBbDDEe x AabbDdEe thu được các cây F1. Giả sử không xảy ra đột biến và sức sống các kiểu gen như nhau. Theo lý thuyết, trong số cây cho quả nặng 140g ở đời F1, tỉ lệ cây thuần chủng là: A.B.C.D.
Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với b quy định hoa trắng, kiểu gen Bb quy định cây có màu hoa hồng. Các cặp gen này nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phép lai cho kết quả đời con có tỉ lệ phân ly kiểu gen đúng bằng tỉ lệ phân ly kiểu hình (không kể đến vai trò của bố mẹ)? Biết rằng không có đột biến xảy ra, sức sống các cá thể là như nhau.A.26. B.20. C.16. D. 30.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến