Văn Hóa:
- Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi tầng lớp trong xã hội
- Thời Lý – Trần Phật giáo trở thành quốc giáo, thời Lê sơ Nho giáo có địa vị độc tôn
- Các công trình nghệ thuật nở rộ với những nét độc đáo, tinh xảo. thời Lý – Trần có “An Nam tứ đại khí” (tháp Báo Thiên, chuông Quy Điền, Vạc phổ Minh, tượng phật chùa Quỳnh Lâm)
-Nhiều loại hình nghệ thuật dân gian ra đời từ thời Lý như chèo, tuồng, múa rối nước…trở thành món ăn tinh thần trong các dịp tết, lễ hội.
-Giáo dục phát triển mạnh qua các thời kỳ, do nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển giáo dục và các triều đại đều tuyển chọn quan lại, nhân tài bằng khoa cử.
-Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm đều phát triển với nhiêu tác phẩm nổi tiếng
-Khoa học – Kĩ thuật đạt nhiều thành tựu về sử học, địa lý, quân sự, chính trị, toán học…
Giáo Dục:
-1070 Vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu.
-1075 tổ chức khoa thi đầu tiên ở kinh thành
-Giáo dục được hoàn thiện và phát triển, là nguồn đào tạo quan chức và người tài.
-Thời Lê sơ, cứ ba năm có một kỳ thi hội, chọn tiến sĩ.
-Năm 1484 dựng bia ghi tên tiến sĩ.
-Từ đó giáo dục được tôn vinh, quan tâm phát triển.
-Tác dụng của giáo dục đào tạo người làm quan, người tài cho đất nước, nâng cao dân trí, giáo dục nho học không tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.