Lm giúp mk nhé . Lâu cx đc nhưng tầm 30 phút pk xong nhé. Đừng chê ít ạ . Vì mn chê toàn kiểu xúc phạm nên mk cx ko muốn chửi lại đâu . Ko chấp

Các câu hỏi liên quan

Nâng cao văn hóa đọc thông qua hoạt động tôn vinh văn hóa đọc hay tổ chức những ngày hội sách là công việc đáng khích lệ. Song quan trọng hơn là cần khích lệ người đọc tìm ra ý nghĩa của việc đọc sách, tìm ra tác dụng của sách đối với cuộc sống của mỗi người. Ðó không phải là nhận xét đại khái chung chung như đọc sách giúp chúng ta sống tốt hơn, suy nghĩ đẹp hơn, tăng sự hiểu biết, vốn sống, vì đó là điều mà nhiều lĩnh vực khác trong xã hội cũng giúp làm được. Cũng không phải những ai đọc nhiều, đọc rộng sẽ là người hiểu biết, suy nghĩ chín chắn. Ðọc, suy ngẫm tìm ý nghĩa tích cực, lành mạnh từ mỗi cuốn sách đã đọc sẽ có ý nghĩa hơn nhiều. Văn hóa đọc thường được biểu hiện từ những việc làm giản dị, mà trước hết là qua việc lựa chọn một cuốn sách để đọc, là phản ứng với các cuốn sách có sai sót nội dung hay phản cảm, có thể tác động tới nhận thức chung, làm tha hóa con người. Bởi vậy, điều quan trọng là cần tìm thấy lợi ích thật sự của mỗi cuốn sách, từ đó sẽ có văn hóa đọc; và văn hóa đọc chỉ thật sự phát triển khi người đọc tìm thấy lợi ích của sách vở cho đời sống của họ nói riêng, cho xã hội nói chung. (Trích Luận bàn về văn hóa đọc, theo www,nhandan.com.vn - Thứ Năm, ngày 11/12/2014) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Chỉ ra những việc làm để góp phần nâng cao “văn hóa đọc”. Câu 2: Theo tác giả, văn hóa đọc chỉ thực sự phát triển khi nào? Câu 3: Vì sao, đối với người đọc, việc Ðọc, suy ngẫm tìm ý nghĩa tích cực, lành mạnh từ mỗi cuốn sách đã đọc sẽ có ý nghĩa hơn nhiều? Câu 4: Văn hóa đọc thường được biểu hiện từ những việc làm giản dị, mà trước hết là qua việc lựa chọn một cuốn sách để đọc. Anh/chị có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao?

Tuần: 23 Tiết PPCT: 42 Ngày soạn: Ngày dạy: LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ A. PHẦN TRẮC NGHIỆM C âu 1: Nối cột sao cho đúng Thời gian A Sự kiện B Nối A - B Đầu năm 1416 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa Giữa năm 1418 Quân Minh trở mặt tấn công 07/02/1418 Lê Lợi tổ chức hội thề ở Lũng Nhai Cuối năm 1421 Lê Lợi đề nghị tạm hòa, quân Minh đồng ý Hè năm 1423 Giặc bao vây Chí Linh, Lê Lai liều mình cứu chủ Cuối 1424 Nghĩa quân rút lên núi Chí Linh lần 3 Câu 2: Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế vào năm nào? Đặt tên nước là gì? A. Năm 1427. Đặt tên nước là Đại Cồ Việt B. Năm 1428. Đặt tên nước là Đại Ngu C. Năm 1427. Đặt tên nước là Đại Việt D. Năm 1428. Đặt tên nước là Đại Việt Câu 3: Chính quyền Lê sơ hoàn chỉnh và cực thịnh nhất vào thời vua A. Lê Thái Tổ. B. Lê Thái Tông. C. Lê Thánh Tông. D. Lê Nhân Tông. Câu 4: Thời Lê Thánh Tông cả nước được chia thành A. 12 đạo B. 12 lộ C. 12 đạo thừa tuyên. D. 12 phủ Câu 5: Cách tuyển chọn quan lại dưới thời Lê Thánh Tông diễn ra dưới hình thức nào là chủ yếu? A. Qua giáo dục, thi cử B. Qua dòng họ C. Chọn những người có công D. Tất cả các hình thức trên Câu 6: Bộ luật được ban hành dưới thời Lê sơ có tên là gì? A. Luật hình sự B. Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) C. Luật quốc gia D. Luật Hồng Bàng Câu 7: Dưới thời Lê sơ, nhà nước ban hành chính sách gì để khuyến khích nông nghiệp? A. Lộc điền B. Quân điền C. Điền trang D. Thái ấp Câu 8: Nội dung chính của Luật “Hồng Đức” là gì? A. Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị vua, quan lại, địa chủ. B. Bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ truyền thống tốt đẹp của dân tộc. C. Khuyến khích phát triển kinh tế. Bảo vệ 1 số quyền lợi của phụ nữ. D. Tất cả các ý trên. Câu 9: Thời Lê sơ, hệ tư tưởng nào chiếm địa vị độc tôn trong xã hội? A. Phật giáo B. Nho giáo C. Thiên Chúa giáo D. Đạo giáo Câu 10: Quân đội thời nhà Lê được tổ chức theo chế độ A. ngụ nông ư binh B. ngụ binh ư nông C. quân đội nhà nước. D. ư binh hiến nông Câu 11: Sau chiến tranh, Lê Thái Tổ cho 25 vạn lính về quê để A. sum họp gia đình sau bao năm chinh chiến. B. giảm gánh nặng cho quân đội. C. giúp việc phục hồi và phát triển nông nghiệp. D. chuẩn bị phục vụ cho chính sách “ngụ binh ư nông”. Câu 12: Quốc gia Đại Việc thời kì này có vị trí như thế nào ở Đông Nam Á? A. Quốc gia cường thịnh nhất Đông Nam Á. B. Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á. C. Quốc gia phát triển ở Đông Nam Á. D. Quốc gia trung bình ở Đông Nam Á. Câu 13: Nét tiêu biểu khoa cử đời Hồng Đức (Vua Lê Thánh Tông) là A. tổ chức được nhiều kỳ thi. B. đỗ nhiều tiến sĩ, trạng nguyên. C. lấy đỗ rộng rãi, công bằng, không sót người tài, không lầm người kém. D. dùng thi cử để tuyển dụng người tài, quan lại. Câu 14: Thời Lê sơ, sử học có rất nhiều tác phẩm. Điều đó có ý nghĩa gì? A. Có rất nhiều nhà sử học. B. Nhà nước khuyến khích viết sử. C. Thể hiện sự quan tâm của nhà nước và các nhà sử học đối với lịch sử. D. Thể hiện sự phong phú, đa dạng của công việc viết sử. Câu 15: Thời Lê Sơ, tình hình văn học chữ Nôm như thế nào? A. Văn học chữ Nôm bắt đầu hình thành. B. Văn học chữ Nôm bắt đầu phát triển.s C. Văn học chữ Nôm giữ một vị trí quan trọng. D. Văn học chữ Nôm phát triển mạnh. Câu 16: Điêu khắc thời Lê Sơ mang phong cách? A. tinh vi, thanh thoát. B. khối đồ sộ, kỹ thuật điêu luyện. C. trau chuốt uy nghiêm. D. cầu kỳ, đa dạng. Câu 17: Viết Đúng (Đ) hoặc Sai (S) vào các ô trống dưới đây  Lê Văn Hưu biên soạn bộ “Đại Việt sử kí”  Ngô Sĩ Liên là tác giả bộ “Đại Việt sử kí toàn thư”  Lương Thế Vinh là nhà toán học của nước ta thời Lê sơ  Chu Văn An là thầy giáo tiêu biểu thời Lê sơ B. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Điền vào chỗ trống những làng nghề thủ công nổi tiếng ở thời Lê sơ: + Làm đồ gốm…………………………………………………………………………… + Đúc đồng…………………………………………………………………...................... + Rèn sắt……………………………………………………………………………….... + Nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất……………………………………….. Câu 2: Tình hình thương nghiệp dưới thời Lê sơ: + Buôn bán trong nước…………………………………………………………………. + Những nơi buôn bán tấp nập với thương nhân nước ngoài : …………………………