Câu 1:
→ Lời nói này chứng tỏ nàng có ý thức trọng danh dự đáng trân trọng
→ số phận : sống trong day dứt nhớ thương, trong cảnh âm dương cách trở
Câu 2:
→ Nguyên nhân trực tiếp
- Chiếc bóng trên vách khiến bé Đản ngộ nhận đó là cha mình, khi người cha thật trở về thì không nhận và ngây thơ, vô tình đưa ra những thông tin khiến mẹ bị oan
⇄ Những lời nói thật của con đã làm thổi bùng lên ngọn lửa ghen tuông trong lòng Trương Sinh.
→ Nguyên nhân gián tiếp
- Do cuộc hôn nhân không bình đẳng và tính cách của Trương Sinh: Vũ Nương là "con kẻ khó" dược Trương SInh đem trăm lạng vàng để cưới về. Sự đối lập giàu nghèo cộng với tính cách "đa nghi" của Trương Sinh đã sản sinh ra sự hồ đồ, độc đoán, gia trưởng sẵn sàng thô bạo với Vũ Nương
- Trong cách cư xử với vợ, Trương Sinh đã thiếu cả lòng tin và cả tình thương
- Do lễ giáo phong kiến hà khắc: Chế độ nam quyền đã dung túng, cổ vũ cho thói độc đoán, gia trưởng của người đàn ông, cho họ cái quyền tàn phá hạnh phúc mong manh của người phụ nữ
- Vũ Nương không chỉ là nạn nhân của chế độ nam quyền mà còn là nạn nhân của chiến tranh phong kiến. Trương Sinh phải đi lính, thời gian xa cách như ngọn lửa âm ỉ thổi bùng lên trong con người vốn đa nghi, độc đoán và vô học
Câu 3:
- Chiếc bóng là một ẩn dụ cho số phận mong manh của người phụ nữ trong chế độ nam quyền.
- góp phần tạo kịch tính và thúc đẩy sự phát triển của câu chuyện. Cái bóng tạo ra sự bất ngờ, tính hấp dẫn của tình huống, sự chặt chẽ cho cốt truyện, tạo sự thắt nút, mở nút rất hợp lí.