Mình cần gấp , hứa vote 5 sao + câu trả lời hay nhất Câu 1 Phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ? A. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ. B. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định. C. Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu cố định. D. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người. Câu 2 Đối với người đi bộ, phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ? A. Người đi bộ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường. B. Người đi bộ qua đường nơi có cầu vượt, đường hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn. C. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy. D. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải quan sát kĩ trước khi qua đường. Câu 3 Việc làm nào dưới đây không đảm bảo an toàn khi đi xe đến nơi có tầm nhìn bị che khuất? A. Kiểm soát tốc độ và sẵn sàng phanh khi cần thiết. B. Luôn quan sát an toàn xung quanh và chủ động nhường đường cho các phương tiện khác. C. Luôn giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước và dự đoán tình huống xấu có thể xảy ra để kịp thời phòng tránh. D. Tăng tốc độ thật nhanh để tránh va chạm với xe khác và dự đoán tình huống xấu có thể xảy ra. Câu 4 Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của A. Ngành giao thông vận tải. B. Cơ quan, tổ chức, cá nhân. C. Cảnh sát giao thông. D. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Câu 5 Phương án nào sau đây đúng về các bước đi xe đạp qua đường an toàn tại nơi đường giao nhau không có tín hiệu đèn giao thông? A. Đưa ra tín hiệu báo hướng rẽ nếu chuyển hướng - Giảm tốc độ - Khi thấy không có xe nào đang đến gần mới đi qua, nhưng vẫn chú ý quan sát an toàn. B. Giảm tốc độ và chú ý quan sát an toàn ở mọi phía - Đưa ra tín hiệu báo hướng rẽ nếu chuyển hướng - Khi thấy không có xe nào đang đến gần mới đi qua, nhưng vẫn chú ý quan sát an toàn. C. Đưa ra tín hiệu báo hướng rẽ nếu chuyển hướng - Khi thấy không có xe nào đang đến gần mới đi qua nhưng vẫn chú ý quan sát an toàn. D. Giảm tốc độ và chú ý quan sát an toàn ở mọi phía - Khi thấy không có xe nào đang đến gần mới đi qua, nhưng vẫn chú ý quan sát an toàn. Câu 6 Người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại khi thấy hiệu lệnh nào dưới đây của người điều khiển giao thông? A. Tay phải giơ về phía trước. B. Tay phải giơ về phía sau. C. Hai tay dang ngang. D. Một tay dang ngang. Câu 7 Nội dung nào dưới đây là đặc điểm nhận dạng của nhóm biển báo nguy hiểm? A. Hình tam giác, nền màu vàng và viền màu đỏ, nội dung cảnh báo nằm ở giữa biển có màu đen. B. Hình tam giác, nền màu đỏ và viền màu vàng, nội dung cảnh báo nằm ở giữa biển có màu đen. C. Hình tam giác, nền màu đỏ và viền màu vàng, nội dung cảnh báo nằm ở giữa biển có màu trắng. D. Hình tam giác, nền màu vàng và viền màu đỏ, nội dung cảnh báo nằm ở giữa biển có màu trắng. Câu 8 Chị T điều khiển xe máy tham gia giao thông trên đường, do bất cẩn nên khi chuyển hướng rẽ chị đã quên không xin nhan, rẽ được một đoạn ngắn chị T bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe và xuất trình các loại giấy tờ theo quy định. Chị T đã quên không mang Giấy đăng kí xe. Hành vi vi phạm của chị T sẽ phải chịu tổng mức tiền phạt nào dưới đây? A. Từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. B. Từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. C. Từ 500.000 đồng đến 800.000 đồng. D. Từ 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Câu 10 Đang điều khiển xe đạp điện trên đường đi học về, bạn M nghe thấy tiếng còi của xe cứu hỏa ở phía sau. Trong trường hợp này, bạn M cần điều khiển xe theo phương án nào dưới đây để đảm bảo an toàn và tuân thủ đúng Luật giao thông đường bộ? A. Phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường cho xe cứu hỏa. B. Phải nhanh chóng tăng tốc độ, vượt trước để nhường đường cho xe cứu hỏa. C. Điều khiển xe đi với tốc độ bình thường, tránh sát lề đường bên trái để nhường đường cho xe cứu hỏa. D. Ngay lập tức dừng xe và dắt xe vào sát lề đường để nhường đường cho xe cứu hỏa.

Các câu hỏi liên quan

Phần I. Trắc nghiệm (5 điểm): Học sinh tô kín đáp án đúng trong phiếu bài làm được phát. Câu 1: Để đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, Mĩ đã thực hiện chính sách gì? A. Chính sách quân sự hóa đất nước, phát xít hóa bộ máy thống trị, gây chiến tranh xâm lược. B. Chính sách kinh tế mới. C. Chính sách mới. D. Không phải các đáp án trên. Câu 2: Lãnh đạo cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là ai? A. Lê-nin. B. Ăng-ghen. C. Các-mác. D. Vôn-te. Câu 3: Vì sao nền kinh tế Nhật Bản lại sớm rơi vào khủng hoảng? A. Thảm họa động đất tàn phá; là nước nghèo tài nguyên nên thiếu nguyên liệu sản xuất; thị trường tiêu thụ bị thu hẹp do không cạnh tranh được với các nước châu Âu. B. Nghèo tài nguyên, thiếu nguyên liệu sản xuất. C. Thảm họa động đất tàn phá. D. Thị trường tiêu thụ bị thu hẹp. Câu 4: Ai là người thực hiện cải cách để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế? A. G. Oa-sinh-tơn. B. Rút-xô. C. Vôn-te. D. Ph. Ru- dơ- ven. Câu 5: Kinh tế Nhật Bản phát triển như thế nào trong thập niên 20 của thế kỉ XX? A. Phát triển phồn vinh, trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế. B. Phát triển nhưng không ổn định, chỉ phát triển trong một vài năm đầu sau chiến tranh. C. Suy sụp do bị chiến tranh tàn phá. D. Không có thay đổi gì. Câu 6: Năm 1927, ở Nhật Bản diễn ra sự kiện gì? A. Bạo động lúa gạo. B. Đảng Cộng sản Nhật Bản ra đời. C. Khủng hoảng tài chính. D. Tiến đánh vùng Đông Bắc Trung Quốc. Câu 7: Kết quả của phong trào đấu tranh chống phát xít hóa ở Nhật là gì? A. Ngăn chặn được quá trình phát xít hóa diễn ra ở Nhật. B. Góp phần làm chậm lại quá trình phát xít hóa ở Nhật. C. Thúc đẩy quá trình phát xít hóa ở Nhật diễn ra nhanh hơn. D. Không có tác dụng gì. Câu 8: Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra vào khoảng thời gian nào? A. 1914 - 1915. B. 1914 - 1918. C. 1914 - 1917. D. 1914 - 1916. Câu 9: Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, khối Liên minh bao gồm những nước nào? A. Đức, Áo – Hung. B. Anh, Pháp, Mĩ. C. Anh, Pháp, Nhật. D. Anh, Pháp. Câu 10: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên xô)được thành lập vào năm nào? A. 1921. B. 1923. C. 1924. D. 1922. Câu 11: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra vào khoảng thời gian nào? A. 1918 - 1923. B. 1924 - 1929. C. 1929 - 1933. D. 1929 - 1939. Câu 12: Duyên cớ trực tiếp dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? A. Mâu thuẫn giữa các đế quốc về thuộc địa trở nên gay gắt. B. Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản. C. Hình thành 2 khối quân sự kình địch nhau, ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh. D. Thái tử Áo – Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc – bi ám sát. Câu 13: Tên hai khối quân sự kình địch nhau trong chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? A. Khối Hiệp ước và khối NATO. B. Khối Liên minh và khối Hiệp ước. C. Khối Liên minh và khối NATO. D. Khối NATO và khối Vac-sa-va. Câu 14: Cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga là cuộc cách mạng gì? A. Cách mạng vô sản. B. Cách mạng dân chủ tư sản. C. Cách mạng khoa học kĩ thuật. D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa. Câu 15: Cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là cuộc cách mạng gì? A. Cách mạng xã hội chủ nghĩa. B. Cách mạng vô sản. C. Cách mạng khoa học kĩ thuật. D. Cách mạng dân chủ tư sản. Câu 16: Tình hình sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất có gì nổi bật? A. Bị chiến tranh tàn phá nặng nề. B. Không có gì thay đổi, lạc hậu do tàn dư phong kiến còn tồn tại. C. Phát triển nhanh chóng. D. Đạt mức trước chiến tranh. Câu 17: Khi mới thành lập, Liên xô gồm mấy nước? A. Một B. Hai. C. Ba. D. Bốn. Câu 18: Hai chính quyền song song tồn tại ở Nga sau khi cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 kết thúc là hai chính quyền gì? A. Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ. B. Phái Gi-rông-đanh và phái Gia-cô-banh. C. Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. D. Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ. Câu 19: Kinh tế Mĩ phát triển như thế nào trong thập niên 20 của thế kỉ XX? A. Phát triển phồn vinh, trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế. B. Phát triển nhưng không ổn định, chỉ phát triển trong một vài năm đầu sau chiến tranh. C. Suy sụp do bị chiến tranh tàn phá. D. Không có thay đổi gì. Câu 20: Từ 1921 – 1941, nhân dân Xô viết đã hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế và bước vào thời kì đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng chính sách gì? A. Chính sách trưng thu lương thực thừa. B. Chính sách cộng sản thời chiến C. Chính sách kinh tế mới. D. Chính sách mới.