Câu 1 :
- Đoạn thơ thuộc tác phẩm Đồng Chí do nhà thơ Chính Hữu sáng tác.
- Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm : Bài thơ được sáng tác vào mùa xuân năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (Thu - Đông năm 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của Pháp lên chiến khu Việt Bắc.
Câu 2 :
Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ :
+ Hình ảnh “gian nhà không” kết hợp với từ láy “lung lay” ở cuối câu thơ
`text{→}` Tác dụng : Giúp người đọc cảm nhận được sự trống trải, khó khăn của một gia đình vắng người trụ cột.
+ Hình ảnh ẩn dụ “giếng nước gốc đa” kết hợp với phép nhân hóa qua động từ "nhớ
`text{→}` Tác dụng : gợi tả cảm giác phía sau người lính còn cả một gia đình, một hậu phương vững chắc đang chờ đợi.
Câu 3 :
* Tình đồng chí :
+ Xuất thân nghèo khổ: Nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá
+ Chung lí tưởng chiến đấu: Súng bên súng, đầu sát bên đầu
+ Họ cảm thông chia sẻ tâm tư, nỗi nhớ quê: nhớ ruộng nương, lo cảnh nhà gieo neo (ruộng nương… gửi bạn, gian nhà không … lung lay), từ “mặc kệ” chỉ là cách nói có vẻ phớt đời, về tình cảm phải hiểu ngược lại), giọng điệu, hình ảnh của ca dao (bến nước, gốc đa) làm cho lời thơ càng thêm thắm thiế.
* Vẻ đẹp của anh bộ đội cụ Hồ trong thời chống Pháp :
+ Anh lính trong đoạn thơ luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu
+ Anh bộ đội cụ Hồ kiên trung, quả cảm, nguyện cống hiến cuộc đời mình vì đọc lập, tự do của tổ quốc.
+ Môi anh lính mang trong mình phẩm chất của anh bộ đội cụ Hồ: yêu nước, dũng cảm, chấp nhận gian khổ và hi sinh.