1. Trích trong: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
2. Tác giả:
- Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) là một tấm gương về nghị lực và ý chí kiên cường
- Là người có lòng yêu nước thương dân sâu sắc được xem là lá cờ đầu của văn học yêu nước chống Pháp
- Là nhà văn có cái đẹp từ cuộc đời đến sự nghiệp văn chương
3. Nghĩa: Thấy việc nghĩa mà không ra tay cứu giúp thì không đáng mặt anh hùng
Khuyên ta phải có tinh thần nghĩa hiệp sẵn sàng cứu khốn phò nguy, phải hành động hướng tới nhân nghĩa, coi việc nghĩa ở đời là trách nhiệm cao cả, thiêng liêng.
4.
Ở đời luôn xuất hiện những điều bất bình vì thế mà con người cần phải có nghĩa khí. Hai câu thơ: "Nhớ câu kiến ngãi bất vi - Làm người thế ấy cũng phi anh hùng” nêu lên một quan niệm rất đúng đắn, là đạo lí tốt đẹp nhân dân. Chúng ta phải có tình nghĩa giữa những người với con người trong xã hội. Lòng thương người ấy phải phát huy trong mọi hoàn cảnh, cưu mang, đùm bọc những người gặp hoạn nạn khó khăn. Khi thấy chuyện bất bình phải biết ra tay cứu giúp. Đó không chỉ là tình nhân nghĩa mà còn là chính là lương tâm, tâm hồn của mỗi người. Khi có được suy nghĩ, ý thức, trách nhiệm ấy thì ta mới là một con người lương thiện. Điều đó còn là khát vọng ngàn đời của dân tộc ta hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời. Thể hiện được tinh thần đó sẽ khiến tâm hồn mỗi thêm thanh thản, nhẹ nhàng. Làm mọi người xung quanh thêm kính phục, yêu quý. Ngoài ra, nó còn giúp ta bồi dưỡng, hoàn thiện nhân cách, phẩm chất. Tuy vậy trong xã hội hiện nay, người ta lợi dụng những sự đồng cảm, thương người để đi lừa lọc, gây nguy hiểm cho mọi người. Thế nên ta phải biết nhìn nhận đúng sai, suy nghĩ, quan sát, đề phòng trước khi giúp một ai đó. Bên cạnh đó ta phải biết phản ánh, lên án thái độ thờ ơ, vô tâm thậm chí là khinh thường, không ra tay giúp mà còn gây ra những điều tiêu cực của một số thành phần. Lòng thương người, tinh thần nghĩa hiệp có giá trị rất to lớn trong xã hội nên chúng ta cần phải tích cực đề cao, phát huy hơn nữa.