1.
>> Đặc điểm đới khí hậu nhiệt đới:
*Ví trí:
- Trải dài từ chí tuyến Bắc 23°27' đến chí tuyến Nam 23°27'
*Đặc điểm:
- Khu vực quanh năm có góc chiếu của ánh sáng mặt trời lúc giữa trưa tương đối lớn và thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít.
- Lượng nhiệt hấp thu được từ mặt trời tương đối nhiều nên quanh năm nóng.
- Giớ thường xuyên thôi trong khu vực này là gió Tín Phong.
- Lượng mưa trung bình trong năm đạt từ 1.000 mm đến trên 2.000 mm.
>> Việt Nam nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa.
2.
Nước biển và đại dương có ba sự vận động: sóng, thủy triều và dòng biển.
>> Nguyên nhân:
- Sóng:
+ Sinh ra chủ yếu nhờ gió. Gió nhẹ, mặt nước lăn tăn, gió càng mạnh, sóng càng lớn. Sóng thường chỉ có ở trong lớp nước trên mặt biển.
+ Động đất ngầm dưới đáy biển cũng sinh ra những con sóng cao vài chục mét, đó là sóng thần.
- Thủy triều:
+ Do sự hút của Mặt Trăng và một phần của Mặt Trời đã làm cho nước các biển và đại dương có sự vận động lên - xuống sinh ra thủy triều.
- Các dòng biển:
+ Các dòng biển chuyển động theo quy luật và chịu ảnh hưởng chủ yếu của các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất.
3.
>> Khái niệm về thời tiết và khí hậu:
- Thời tiết: Mọi hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian ngắn, ở một địa phương.
VD: Buổi sáng, nếu thấy trời nắng thì ta thấy trời rất đẹp. Nhưng ngược lại, nếu thấy trời u ám thì ta lại thấy trời xấu.
- Khí hậu: Sự lặp đi lặp lại tình hình thời tiết ở nơi đó, trong một thời gian dài, từ năm này quan năm khác và đã trở thành quy luật.
VD: Miền Bắc đất Việt, tháng 10 đến tháng 4 năm sau, đều có gió mùa Đông Bắc thổi.
4.
>> Khái niệm khí áp:
- Không khí tuy nhẹ nhưng vẫn có trọng lượng. Vì khí quyển rất dày nên trọng lượng của nó cũng tạo ra một sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất. Sức ép đó gọi là khí áp.
>> Dụng cự dùng để đo khí áp:
- Người ta đo khí á bằng khí áp kế.