Theo ý kiến của bản thân mình thì
Câu 1: a) Đoạn thơ trên trích từ văn bản "Quê hương" Đôi nét về tác giả Tế Hanh
- Tế Hanh (1921- 2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh
- Quê quán: sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
+ Ông có mặt trong phong trào thơ Mới ở chặng cuối với những bài thơ mang nỗi buồn và tình yêu quê hương
+ Sau năm 1945, Tế Hanh sáng tác phục vụ cách mạng và kháng chiến
+ Ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
- Phong cách sáng tác: thơ ông chân thực với cách diễn đạt bằng ngôn ngữ giản dị, tự nhiên và rất giàu hình ảnh, bình dị mà tha thiết
Hoàn cảnh sáng tác :Bài thơ viết năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương-một làng chài ven biển tha thiết. Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945)
b) Nếu tổ hợp lại thì câu này vẫn chưa được coi là một câu hoàn chỉnh bởi câu này có từ khi làm cho câu trở thành một thành phần của một câu hoàn chỉnh là trạng ngữ, nên câu không có chủ ngữ và vị ngữ.
c) Hai từ đồng nghĩa với từ "rướn'' trong hoàn cảnh này là vươn mình và chuyển mình. Nếu ní về sắc thái thì từ " rướn" có màu sắc quen thuộc của làng chài hơn so với những từ còn lại. ( Thực sự câu này mình không chắc chắn cho lắm mong bạn thông cảm)
d) Qua đoạn văn trên, ta thấy tác giả đã sử dụng hai phép tu từ chủ đạo là so sánh và nhân hóa. Vậ điểm hay của những biện pháp tu từ đó ở đâu? Ta có thể nhận ra ở đây hình ảnh của con mã đã được ví với chiếc thuyền. Điều này tạo nên một bức tranh lao động hứng khởi, dạy dào sức sống với hình ảnh thiên nhiên tươi sáng qua việc làm con thuyền từ bình thường thì lại trở thành một con thuyền cường tráng, dũng mãnh toát lên một sự sống mạnh mẽ. Bằng việc sử dụng nghệ thuật tu từ so sánh tác giả cũng gợi ra một vẻ đẹp bay bổng nhưng lại chứa đựng trong đó một ý nghĩa lớn lao. Đây là một sựu độc đáo giữa cái hữu hình và vô hình, cụ thể và trừu tượng hay cánh buồm vỗn thân thuộc bỗng trở nên thơ mộng, thiêng liêng. Tác giả đã vẽ ra chính xác cái hình, cũng nhưu vừa cảm nhận cái hồn của sự vật. Tất cả tạo nên một biểu tượng của tinh thần, là linh hồn của cả làng chài. Bên cạnh đó tác giả đã sư dụng một biện pháp vô cùng đặc sắc là phép tu từ nhân hóa. Điều này lại làm cho con thuyền trở nên thêm sinh động, sống dậy trong tâm trí của người đọc.
Câu 2: a) Phương thức biểu đạt của đoạn thơ: tự sự, miêu tả
b) Câu nghi vấn trong đoạn thơ là: " Người thuê viết nay đâu?"
c) câu phủ định trong đoạn thơ là: " ... Nhưng mỗi năm mỗi vắng "
d) Qua đoạn văn trên, ta có thể tháy rằng tác giả đã sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật khác nhau tạo ra sự phong phú cho bài thơ.Ở đoạn văn này chúng ta có thể thấy rõ nó thể hiện lên thời kì sắp lụi tàn của ông đồ. Ta có thể cảm nhận được rằng ông đồ vẫn xuất hiện nhưng không còn nhiều khách nữa. Đây là một biện pháp nghệ thuật là quan hệ từ " nhưng". Nó là một gạch nối mở ra một thời kì sắp tới lụi tàn của ông đồ. Bên cạnh đó tác giả cũng đã sử dụng biện pháp nhân hóa: giấy đỏ buồn, nghiêng sầu buồn. Biện pháp nhân hóa với tất cả những sự vật ở đây đều có mục đích thể hiện sự cô đơn của ông đò như thấm vào cả những đồ vật vô tri vô giác bên cạnh ông.
Chao ôi! Xót xa nhất của ông đò đã được thể hiện qua một câu hỏi tu từ " Người thuê viết nay đâu?" Nó khiến cho người đọc càng cảm nhận sâu sắc thêm về nỗi buồn và xót xa của ông đồ.
( P/S : Đây chỉ dựa theo cảm nghĩ của mình nên nếu có gì sai xót mong bạn bỏ qua cho mình, văn của mình cũng không được tốt lắm nên nếu còn lủng củng mong bạn bỏ qua. Cảm ơn bạn! )