Kết luận nào sau đây là sai khi so sánh máy phát điện xoay chiều ba pha và máy phát điện xoay chiều một pha?A. Cả hai đều hoạt động theo nguyên tắc hiện tượng cảm ứng điện từ. B. Cả hai đều có cấu tạo gồm phần cảm và phần ứng. C. Cả hai đều có phần cảm là phần chuyển động, phần ứng là phần đứng yên. D. Dòng điện tạo ra bởi hai máy là dòng xoay chiều.
Phôtôn làA. Một êlectron chuyển động nhanh. B. Lượng tử của năng lượng. C. Một prôton chuyển động nhanh. D. Không phải là một êlectron hay một prôton chuyển động nhanh cũng không phải là lượng tử của năng lượng.
Quang phổ của các đèn huỳnh quang phát ra thuộc:A. Quang phổ phát xạ. B. Quang phổ liên tục. C. Quang phổ hấp thụ. D. Quang phổ vạch hấp thụ trên nền quang phổ liên tục.
Khi cho ánh sáng truyền qua một môi trường vật chất thì:A. Cường độ chùm sáng giảm theo quy luật hàm bậc nhất. B. Cường độ chùm sáng không thay đổi. C. Ánh sáng bị tắt ngay lập tức. D. Cường độ chùm sáng giảm theo định luật hàm số mũ của độ dài của đường đi tia sáng.
Một đám nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái kích thích mà electron chuyển động trên quỹ đạo dừng N. Khi êlectron chuyển về các quỹ đạo dừng bên trong thì quang phổ vạch phát xạ của đám nguyên tử đó có bao nhiêu vạch?A. 3. B. 1. C. 6. D. 4.
Phát biểu nào đúng nhất trong các phát biểu sau đây:A. Cường độ dòng điện tăng theo hiệu điện thế U giữa anốt và catốt. B. Chỉ có dòng quang điện khi U > 0. C. Cường độ dòng quang điện tăng theo hiệu điện thế U giữa anốt và catốt cho đến lúc đạt được giá trị giới hạn gọi là cường độ bão hoà. D. Nếu tăng công suất chiếu sáng, trị số giới hạn bão hòa không đổi.
** Công thoát của Na bằng A = 2,48 (eV). Khi chiếu vào bề mặt một tấm Na ánh sáng có bước sóng λ = 0,31 (μm). Xác định:Hiệu điện thế hãm (Uh) để dòng điện triệt tiêu có độ lớn bằng:A. Uh = 1,53 (V). B. Uh = 5,13 (V). C. Uh = 15,3 (V). D. Uh = 13,5 (V).
Sự chuyển trạng thái nào sau đây trong một nguyên tử hiđrô phát xạ có tần số thấp nhất?A. n = 1 đến n = 2. B. n = 2 đến n = 1. C. n = 2 đến n = 6. D. n = 6 đến n = 2.
Năng lượng ở trạng thái dừng của nguyên tử Hiđrô được xác định theo biểu thức ${{E}_{n}}=-\frac{{{E}_{0}}}{{{n}^{2}}}$ (E0 là hằng số, n = 1, 2, 3…). Khi electron trong nguyên tử Hiđrô nhảy từ quỹ đạo N về quỹ đạo L thì nguyên tử Hiđrô phát ra bức xạ có bước sóng $\displaystyle {{\lambda }_{0}}$. Nếu electron nhảy từ quỹ đạo O về quỹ đạo M thì bước sóng của bức xạ được phát ra sẽ làA. $\displaystyle \frac{25{{\lambda }_{0}}}{28}.$ B. $\displaystyle {{\lambda }_{0}}.$ C. $\displaystyle \frac{675{{\lambda }_{0}}}{256}.$ D. $\displaystyle \frac{27{{\lambda }_{0}}}{20}.$
Hai đoạn mạch nối tiếp RLC khác nhau: mạch 1 và mạch 2, cộng hưởng với dòng điện xoay chiều có tần số góc lần lượt là ${{\omega }_{o}}$ và 2${{\omega }_{o}}$. Biết độ tự cảm của mạch 2 gấp ba độ tự cảm của mạch 1. Nếu mắc nối tiếp hai đoạn mạch đó với nhau thành một mạch thì nó sẽ cộng hưởng với dòng điện xoay chiều có tần số góc làA. ${{\omega }_{o}}$$\sqrt{3}$ B. 1,5${{\omega }_{o}}$ C. ${{\omega }_{o}}$$\sqrt{13}$ D. 0,5${{\omega }_{o}}$$\sqrt{13}$
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến