Một este E tạo thành từ một axit đơn chức có một nối đôi C=C và ancol no 3 chức (triol). Biết E không chứa nhóm chức khác và có % khối lượng cacbon là 56,69%. Tìm công thức phân tử, công thức cấu tạo của E.
E là CnH2n-10O6
—> %C = 12n/(14n + 86) = 56,69%
—> n = 12
E là (CH2=CH-COO)3C3H5.
Hợp chất A là một alpha- aminoaxit. Cho 0,01 mol A tác dụng vừa hết với 80ml dung dịch HCl 0,125M. Sau đó cô cạn thu được 1,835 gam muối. Mặt khác, khi trung hoà 2,94 gam A bằng dung dịch NaOH vừa đủ thì thu được 3,82 gam muối B. A có cấu tạo mạch thẳng, hãy gọi tên thông thường của A. Dẫn xuất nào của A thường được dùng trong cuộc sống hằng ngày.
Cho A và B là hai hợp chất hữu cơ đơn chức có cùng công thức phân tử. Khi đốt cháy hoàn toàn 10,2 gam hỗn hợp hai chất A và B thì cần 14,56 lít oxi (đktc). Khí CO2 và hơi nước tạo thành có thể tích như nhau (đo ở cùng điều kiện). Mặt khác khi cho hai chất A và B tác dụng với dung dịch xút người ta thấy như sau :
– Chất A tạo được muối của axit hữu cơ C và ancol D. Ti khối hơi của C đối với hidro là 30. Cho hơi D đi qua bột đồng oxit đốt nóng được chất E không tham gia phản ứng tráng bạc.
– Chất B tạo được chất C’ và D’. Khi cho C’ tác dụng với axit H2SO4 được E’ tham gia phản ứng tráng bạc, còn khi cho D’ tác dụng với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp thì thu được 2 olefin.
Xác định công thức cấu tạo của A và B.
Xà phòng hoá este A đơn chức no chỉ thu được một chất hữu cơ B có chứa Na, cô cạn dung dịch, sau đó thêm vôi tôi xút vào rồi nung ở nhiệt độ cao thu được một ancol C và một muối vô cơ. Đốt cháy hoàn toàn ancol C này được CO2 và hơi nước theo tỉ lệ thể tích CO2 : H2O = 2:3
a. Xác định công thức phân tử, viết các công thức cấu tạo có thể có của este.
b. A’, B’ là hai đồng phân khác của este có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp. Cho các sản phẩm trùng hợp tác dụng với dung dịch NaOH (t độ). Viết các phương trình hoá học xảy ra.
c. Nếu cho A’, B’ tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH, đem cô cạn dung dịch tạo thành, chất rắn thu được đem nung với vôi tôi xút dư, phản ứng xong thu được hai chất khí. Trong điều kiện thích hợp, hai chất khí này tác dụng vừa hết với nhau tạo ra một chất khí khác có thể tích là 22,4 lít (đktc).
Thủy phân hoàn toàn 21,12 gam etyl axetat trong dung dịch KOH vừa đủ thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 20,16. B. 23,52. C. 23,04. D. 19,68.
Đun nóng 36 gam CH3COOH với 46 gam C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc) thu được 33,44 gam etyl axetat. Hiệu suất của phản ứng este hóa là
A. 51,33%. B. 63,33%. C. 38,00%. D. 61,33%.
Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần vừa đủ 34,496 lít O2 (đktc), thu được CO2 và 18 gam H2O. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch KOH đun nóng thu được dung dịch chứa 18,64 gam muối. Để chuyển hóa a gam X thành chất béo no cần vừa đủ 2,016 lít H2 (Ni, t°, đktc). Giá trị của a là
A. 17,12. B. 8,56. C. 25,68. D. 25,8.
Cho 17,4 gam một oxit của kim loại R phản ứng vừa đủ với 6,72 lít H2 thì thu được kim loại R. Hòa tan hết 2/3 lượng kim loại R ở trên bằng dung dịch HCl dư thì thu được 3,36 lít khí H2. Biết các khí đo ở đktc. Hãy xác định R và CTHH của oxit ban đầu
Cho các phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau (đúng tỷ lệ mol): 1) X + NaOH → Y + Z. 2) Y + NaOH → CH4 + Na2CO3. 3) Z + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → CH3COONH4 + 2NH4NO3 + 2Ag. Biết X là hợp chất hữu cơ đơn chức. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Y là natri axetat.
B. Z là andehit axetic.
C. X không làm mất màu dung dịch brom.
D. Tên gọi của X là vinyl axetat.
Đun nóng 250 gam dung dịch glucozơ với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư (hiệu suất phản ứng là 100%) thu được 25,92 gam Ag. Nồng độ phần trăm của dung dịch glucozơ là
A. 8,64%. B. 17,28%. C. 34,56%. D. 7,776%.
Khối lượng tinh bột cần dùng để khi lên men thu được 1 lít dung dịch ancol etylic 40° (khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml) với hiệu suất 80% là
A. 626,09 gam. B. 782,61 gam.
C. 305,27 gam. D. 704,35 gam.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến