Một hỗn hợp 2 muối (NH4)2CO3 và NH4HCO3 được đun nóng cho NH3 và CO2 thoát ra theo tỷ lệ mol lần lượt là 6:5. Tính tỷ lệ số mol của 2 muối trong hỗn hợp.
(NH4)2CO3 —> CO2 + 2NH3 + H2O
a……………………a…………2a
NH4HCO3 —> CO2 + NH3 + H2O
b…………………..b……..b
nCO2 = a + b = 5
nNH3 = 2a + b = 6
—> a = 1 và b = 4
—> n(NH4)2CO3 : nNH4HCO3 = 1 : 4
Cho m gam hỗn hợp hai kim loại Fe, Cu (trong đó Fe chiếm 30% về khối lượng) vào 50 ml dung dịch HNO3 63% (d = 1,38 g/ml) đun nóng, khuấy đều hỗn hợp tới các phản ứng hoàn toàn thu được rắn A cân nặng 0,75m gam, dung dịch B và 6,72 lít hỗn hợp khí NO2 và NO (ở đktc). Giả sử trong quá trình đun nóng HNO3 bay hơi không đáng kể. Hỏi dung dịch B có chứa muối amoni nitrat không và khi cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam muối khan?
Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ A và B (đều chỉ chứa C, H, O và có số nguyên tử H gấp đôi số nguyên tử C). Nếu lấy cùng số mol A hoặc B phản ứng hết với Na thì đều thu được V lít H2. Còn nếu hidro hoá cùng số mol A hoặc B như trên thì đều cần tối đa 2V lít H2 (các thể tích đo ở cùng điều kiện). Cho 33,8 gam X phản ứng vói Na dư thu được 5,6 lít H2 (đktc). Mặt khác 33,8 gam X phản ứng với AgNO3 dư trong NH3, lượng Ag sinh ra phản ứng hết với dung dịch HNO3 đặc, thu được 13,44 lít khí NO2 (đktc, spk duy nhất). Nếu đốt cháy hoàn toàn 33,8 gam X thì chần V lít O2 (đktc). Giá trị của V gần nhất với:
A. 41 B. 44 C. 42 D. 43
Đốt 0,25 mol hỗn hợp X gồm C2H2, C3H8, C2H6, C4H6 thu được a mol CO2 và 73a/70 mol H2O. Mặt khác 20,18 gam X làm mất màu tối đa 72,04 gam Brom. Hấp thụ a mol CO2 vào dung dịch chứa 0,4a mol KOH và b mol Ba(OH)2 thu được 55,16 gam kết tủa. Giá trị của b gần nhất với
A. 0,25 B. 0,30 C. 0,35 D. 0,40
Điện phân 400ml dung dịch NaOH 10% (d = 1,1 g/ml ) thu được 56 lít O2 (đktc). Khối lượng NaHCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch sau điện phân là:
A. 92,4 gam B. 116,6 gam C. 46,2 gam D. 106 gam
Trong bình kín chứa hỗn hợp khí A gồm N2 và H2 có tỉ khối hơi so với H2 là 3,6; ở nhiệt độ 27,3 độ C; áp suất là p. Cho vào bình 1 ít chất xúc tác (có thể tích không đáng kể), đun nóng bình 1 thời gian rồi đưa về nhiệt độ ban đầu thu được hỗn hợp khí B có áp suất bằng 0,8p
a) Tính % thể tích các khí trong hỗn hợp A, hỗn hợp B
b) Tính tỉ khối hơi A so với B
c) Tính hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3
d) Cho hỗn hợp khí B qua nước thì còn lại hỗn hợp khí C. Tính tỉ khối hơi A đối với C
Hòa tan hoàn toàn 24,4 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và K2CO3 vào nước được 500 ml dung dịch A. Cho 50 ml dung dịch A tác dụng với lượng dư dung dịch CaCl2 được 2 gam kết tủa. Tính nồng độ mol/lit của các muối trong dung dịch A.
Cho 8,4 gam hỗn hợp A gồm Al và Mg vào cốc chứa 550 ml dung dịch H2SO4 1M loãng sau phản ứng thêm tiếp 500 ml dung dịch B chứa Ba(OH)2 0,4M và NaOH 1,6M vào cốc. Lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được 57 gam chất rắn khan. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính khối lượng các chất rrong A.
Cho 0,1 mol hỗn hợp A gồm hai amino axit X, Y đều no, mạch hở và không có quá 5 nguyên tử oxi trong phân tử. Cho A tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch H2SO4 0,5M. Mặt khác, cho A tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 0,3M, cô cạn thu được a gam muối khan. Nếu đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp A, cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 26 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 17,04. B. 18,12. C. 19,20. D. 17,16.
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho từ từ dung dịch chứa 2a mol HCl vào dung dịch chứa a mol NaHCO3 và a mol Na2CO3. (b) Cho dung dịch KHSO4 phản ứng vừa đủ với dung dịch NaHCO3; (c) Cho hỗn hợp gồm Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch HCl dư; (d) Cho Fe3O4 vào dung dịch HNO3 loãng, dư. Số thí nghiệm thu được hai muối là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến