Một kim loại X (MX < 60) hòa tan vừa đủ vào dung dịch HNO3 20% thì thu được dung dịch muối có nồng độ 18,5% và giải phóng khí N2O. Kim loại X?
Tự chọn lượng chất nN2O = 1 mol
—> nHNO3 = 10nN2O = 10 mol
—> mddHNO3 = 10.63/20% = 3150 gam
Kim loại X hóa trị a. Bảo toàn electron:
a.nX = 8nN2O —> nX = 8/a
—> mdd muối = mX + mddHNO3 – mN2O = 8X/a + 3106
—> C%X(NO3)a = (X + 62a).(8/a) / (8X/a + 3106) = 18,5%
—> a = 2 và X = 24: X là Mg
Cho 4,48 lít hỗn hợp khí gồm CO và H2 phản ứng vừa đủ với hỗn hợp oxit kim loại gồm FexOy và Al2O3 nung nóng, thu được hỗn hợp rắn B và hỗn hợp C (gồm khí và hơi). Lấy 1/3 hỗn hợp rắn B tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 1,12 lít khí H2. Các thể tích đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn
a) Xác định công thức của oxit sắt trên
b) Hấp thụ hoàn toàn hỗn hợp C vào dung dịch chứa 0,12 mol Ca(OH)2 thu được 10 gam kết tủa. Tính % thể tích của mỗi khi trong hỗn hợp A
Cho oxit MxOy của kim loại M có hóa trị không đổi.
1. Xác định công thức oxit trên biết rằng 3,06g MxOy nguyên chất tan trong HNO3 dư thu được 5,22g muối.
2. Khi cho 7,050g loại oxit trên có lẫn tạp chất trơ để trong không khí, một phần hút ẩm, một phần biến thành muối cacbonat, sau một thời gian khối lượng mẫu oxit đó là 7,184g. Hòa tan mẫu oxit này vào nước thu được dung dịch A, khối lượng cặn còn lại là 0,209g. Hòa tan cặn trong dung dịch HCl dư, còn lại 0,012g chất rắn không tan.
a. Tính phần trăm khối lượng tạp chất trong mẫu oxit ban đầu.
b. Tính phần trăm khối lượng của oxit đã bị hút ẩm và đã bị biến thành muối cacbonat.
c. Lấy 4,2g hỗn hợp B gồm MgCO3 và CaCO3 cho tác dụng với dung dịch HCl có dư, khí CO2 thu được cho hấp thụ hoàn toàn bởi dung dịch A ở trên. Tính khối lượng kết tủa thu được.
tách ag từ hỗn hợp ag, cu, fe. Chỉ đc dùng dd của 1 muối( khối lượng ag ko thay đổi)
Cho m gam oxit sắt (FexOy) tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được V lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Hấp thụ hoàn toàn V lít khí SO2 ở trên vào dung dịch Ba(OH)2 dư thì thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 6,12 gam so với khối lượng dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với 400 ml dung dịch Ba(OH)2 1M lọc kết tủa thu được rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 112,4 gam chất rắn
a) Tính giá trị của V và m.
b) Xác định công thức hóa học của oxit sắt.
Cho 0,1 mol hỗn hợp X gồm 2 este mạch hở đồng phân của nhau phản ứng hoàn toàn với 300ml dung dịch NaOH 0,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi gồm 4,25 gam hỗn hợp 2 ancol đồng đẵng kế tiếp nhau và chất rắn Y. Nung Y trong oxi dư thu được 11 gam CO2, 3,6 gam H2O và 1 lượng Na2CO3 A. Tìm công thức 2 ancol B. Tìm CTPT của 2 este trong hỗn hợp X
Hỗn hợp X gồm 1 ancol no, 2 chức mạch hở A và 1 ancol no đơn chức mạch hở B (các nhóm chức đều bậc 1) có tỉ lệ mol nA : nB = 3 : 1. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 7,84 lít H2 (đktc). Mặc khác cho m gam hỗn hợp X tác dụng với CuO dư đun nóng, sau khi phản ứng kết thúc thu được 35,8 gam hỗn hợp anđehit và hơi nước. Để đốt cháy hết m gam hỗn hợp X cần bao nhiêu lít O2?
Hỗn hợp A gồm 112,2 gam Fe3O4, Cu và Zn. Cho A tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng thì thấy có 1,7 mol axit phản ứng và có 2,24 lít khí (đktc) bay ra. Sục NH3 dư vào dung dịch sau phản ứng thu được 114,8 gam kết tủa. Mặt khác cho 112,2 gam A tác dụng hoàn toàn với 1,2 lít dung dịch hỗn hợp HCl và NaNO3 (d = 1,2 gam/ml). Sau khi các phản ứng xảy ra ta thu được dung dịch B, hỗn hợp khí C có 0,12 mol H2. Biết rằng số mol HCl và NaNO3 phản ứng lần lượt là 4,48 mol và 0,26 mol. % khối lượng của FeCl3 trong B gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 12% B. 14% C. 16% D. 18%
Dung dịch A chứa hỗn hợp KOH 0,02M và Ba(OH)2 0,005M; dung dịch B chứa hỗn hợp HCl 0,05M và H2SO4 0,05M
a) Trung hòa 1 lít dung dịch A bằng V lít dung dịch B thu được dung dịch C. Tính giá trị của V
b) Tính nồng độ mol của các muối trong dung dịch C cho rằng thể tích dung dịch không thay đổi
Hòa tan m gam hỗn hợp gồm PCl3 và PCl5 theo tỉ lệ mol 1 : 1 vào H2O được dung dịch X. Để trung hòa hoàn toàn X cần 100 ml dung dịch gồm NaOH 0,4M và KOH 0,9M thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được m’ gam chất rắn khan. Giá trị của m + m’ là
A. 12,48 B. 15,3 C. 11,2 D. 14,4
Dùng dung dịch HNO3 60% (d = 1,37 g/ml) để oxi hoá phốt pho đỏ thành H3PO4 (tạo khí NO). Muốn biến lượng axít đó thành muối NaH2PO4 cần dùng 25ml dung dịch NaOH 25%(d = 1,28 g/ml). Tính thể tích HNO3 cần dùng.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến