Một loại phân kali có thành phần chính là KCl (còn lại là tạp chất không chứa kali) được sản xuất từ quặng xinvinit có độ dinh dưỡng 55%. Phần trăm khối lượng của KCl trong loại phân kali đó là:
A. 65,75%. B. 95,51%. C. 88,52%. D. 87,18%.
Lấy 100 gam phân loại này —> mK2O = 55 gam
—> nK2O = 0,5851
Bảo toàn K —> nKCl = 2nK2O = 1,1702
—> %KCl = 1,1702.74,5/100 = 87,18%
Chia 10 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg, Zn thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Đốt cháy hoàn toàn trong oxi dư thu được 21g hỗn hợp oxit.
Phần 2: Hòa tan trong HNO3 đặc nóng dư, được V lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất). V có giá trị là?
Một loại phân kali chứa 59,6% KCl, 34,5% K2CO3 về khối lượng, còn lại là SiO2. Độ dinh dưỡng của loại phân bón trên là:
A. 61,1. B. 49,35. C. 50,7. D. 60,2.
Dẫn luồng khí CO đi qua ống sứ chứa 0,15 mol hỗn hợp A gồm FeO và Fe2O3 nung nóng. Sau một thời gian để nguội, thu được 12 gam chất rắn B gồm 4 chất và 5,6 lít hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 là 20,4. a) Viết PTHH có thể xảy ra và tính % khối lượng các chất trong A b) Hòa tan hết B bằng một lượng vừa đủ H2SO4 đặc nóng, thu được dung dịch muối C và khí SO2 duy nhất. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch C thu được kết tủa D. Lọc lấy kết tủa D nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn E. Viết các PTHH xảy ra.
Hoà tan hoàn toàn 17,88 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm và 1 kim loại kiềm thổ vào nước, thu được dung dịch Y và 0,24 mol H2. Dung dịch Z gồm a mol H2SO4 và 4a mol HCl. Trung hoà 1/2 dung dịch Y bằng dung dịch Z, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 18,46. B. 27,40. C. 20,26. D. 27,98.
Cho 8,64 gam Al vào dung dịch X (X được tạo thành bằng cách hòa tan 74,7 gam hỗn hợp Y gồm CuCl2 và FeCl3 vào nước). Kết thúc phản ứng thu được dung dịch Z và 17,76 gam chất rắn gồm 2 kim loại. Tỷ lệ số mol của CuCl2 : FeCl3 trong Y là:
A. 2:3 B. 3:1 C. 2:1 D. 3:2
Một loại phân supephotphat kép có chứa 75% muối canxi đihiđrophotphat, còn lại gồm các chất không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này là:
A. 45,51%. B. 91,02%. C. 19,87%. D. 39,74%.
Cho hỗn hợp gồm 6,4 gam Cu và 5,6 gam Fe vào cốc dựng dung dịch HCl loãng dư. Để tác dụng hết các chất có trong cốc sau phản ứng cần ít nhất bao nhiêu gam NaNO3 là (sản phẩm khử duy nhất là NO)
Dung dịch A chứa 0,02 mol Fe(NO3)3 và 0,03 mol HCl có khả năng hòa tan được Cu với khối lượng tối đa là ?
A.5,76 gam
B.0,64 gam
C.6,4 gam
D.0,576 gam
Cho 500ml dung dịch gồm hỗn hợp HNO3 0,2M và HCl 1M. Khi cho Cu tác dụng với dung dịch thì chỉ thu dược một sản phẩm duy nhất là khí NO. Khối lượng Cu có thể hòa tan tối đa vào dung dịch là?
a) Thế nào là dạng thù hình của một nguyên tố hóa học, nêu ví dụ minh họa? b) Hãy kể tên các dạng thù hình của C, O, P c) Trong các loại mạng tinh thể thì kim cương, nước đá, KCl, Mg thuộc loại mạng tinh thể nào? Trong các loại mạng tinh thể trên, loại nào dẫn điện ở nhiệt độ thường? Tại sao?
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến