Phát biểu nào sau đây về cách ngắm chừng của kính hiển vi là đúng?A.Điều chỉnh khoảng cách giữa vật kính và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.B.Điều chỉnh khoảng cách giữa mắt và thị kính sao cho ảnh của vật qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.C.Điều chỉnh khoảng cách giữa vật và vật kính sao cho ảnh qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.D.Điều chỉnh tiêu cự của thị kính sao cho ảnh cuối cùng qua kính hiển vi nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ từ 24 (cm) đến vô cực, quan sát một vật nhỏ qua kính hiển vi có vật kính O1 (f1 = 1cm) và thị kính O2 (f2 = 5cm). Khoảng cách O1O2 = 20cm. Độ bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực là:A.67,2 (lần). B.70,0 (lần). C.96,0 (lần). D.100 (lần).
Phát biểu nào sau đây về vật kính và thị kính của kính thiên văn là đúng?A.Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.B.Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.C.Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn.D.Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
Nhận xét nào sau đây về thấu kính phân kì là không đúng? Với thấu kính phân kì, vật thật cho ảnh ảo, có tiêu cự f âm., độ tụ D âm.A. Với thấu kính phân kì, vật thật cho ảnh thật.B.Với thấu kính phân kì, vật thật cho ảnh ảo.C.Với thấu kính phân kì, có tiêu cự f âm.D.Với thấu kính phân kì, có độ tụ D âm.
Nhận xét nào sau đây về tác dụng của thấu kính hội tụ là không đúng?A.Có thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng hội tụ.B.Có thể tạo ra chùm sáng phân kì từ chùm sáng phân kì.C.Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng song song.D.Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng hội tụ.
Một thấu kính mỏng, phẳng – lồi, làm bằng thuỷ tinh chiết suất n = 1,5 đặt trong không khí, biết độ tụ của kính là D = + 5 (đp). Bán kính mặt cầu lồi của thấu kính là:A.R = 10 (cm). B.R = 8 (cm). C.R = 6 (cm). D.R = 4 (cm).
Thấu kính có độ tụ D = 5 (đp), đó là:A.thấu kính phân kì có tiêu cự f = - 5 (cm).B.thấu kính phân kì có tiêu cự f = - 20 (cm).C.thấu kính hội tụ có tiêu cự f = + 5 (cm).D.thấu kính hội tụ có tiêu cự f = + 20 (cm).
Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có độ tụ D = + 5 (đp) và cách thấu kính một khoảng 10 (cm). Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là:A.ảnh thật, nằm sau thấu kính, cách thấu kính một đoạn 60 (cm).B.ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cách thấu kính một đoạn 60 (cm).C.ảnh thật, nằm sau thấu kính, cách thấu kính một đoạn 20 (cm).D.ảnh ảo, nằm trước thấu kính, cách thấu kính một đoạn 20 (cm).
Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính, cách thấu kính một khoảng 20 (cm), qua thấu kính cho ảnh thật A’B’ cao gấp 3 lần AB. Tiêu cự của thấu kính là:A.f = 15 (cm). B.f = 30 (cm). C.f = -15 (cm). D.f = -30 (cm).
Hệ quang học đồng trục gồm thấu kính hội tụ O1 (f1 = 20 cm) và thấu kính hội tụ O2 (f2 = 25 cm) được ghép sát với nhau. Vật sáng AB đặt trước quang hệ và cách quang hệ một khoảng 25 (cm). Ảnh A”B” của AB qua quang hệ là:A.ảnh ảo, nằm trước O2 cách O2 một khoảng 20 (cm).B.ảnh ảo, nằm trước O2 cách O2 một khoảng 100 (cm).C.ảnh thật, nằm sau O1 cách O1 một khoảng 100 (cm).D.ảnh thật, nằm sau O2 cách O2 một khoảng 20 (cm).
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến