Một oxit sắt có khối lượng 23,2 gam. Để hoà tan hết lượng oxit này cần dùng vừa đủ 200 ml dung dịch H2SO4 2M loãng. Công thức của oxit sắt
A. FeO B. FeO4 C. Fe2O3 D. Fe3O4
nO = nH2O = nH2SO4 = 0,4
—> nFe = (23,2 – mO)/56 = 0,3
—> nFe : nO = 3 : 4
—> Fe3O4
Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm với 3,24 gam Al và m gam Fe3O4. Chỉ có oxit kim loại bị khử tạo kim loại. Đem hòa tan các chất thu được sau phản ứng nhiệt nhôm bằng dung dịch Ba(OH)2 có dư thì không thấy chất khí tạo ra và cuối cùng còn lại 15,68 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Trị số của m là:
A. 18,56 gam B. 10,44 gam C. 8,12 gam D. 116,00 gam
Hoà tan hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3, Fe(OH)2, Fe(OH)3 vào dung dịch có 0,15 mol H2SO4 đặc nóng. Sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A chỉ có một chất tan duy nhất và 0,672 lít khí SO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất và chất rắn B chỉ có kim loại dư. Cô cạn dung dịch A thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 24 B. 4,56 C. 8,00 D. 18,24
Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm với 96.6 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe3O4( trong khí trơ) một thời gian, thu được hỗn hợp Y. Cho Y vào lượng dư dung dịch HCl thấy sau phản ứng thoát ra 1,35 mol H2 và thu dược 258,45 gam muối. Còn nếu hòa tan toàn bộ Y vào lượng dư dung dịch HNO3 thấy có x mol HNO3 phản ứng và thu được NO là sản phẩm khử duy nhất Giá trị x là:
A. 6,8 B. 7,82 C. 5,75 D. 5,55
Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp gồm Al và hai oxit sắt trong khí trơ 1 thời gian, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào dung dịch HCl dư, thấy sau phản ứng thoát ra 0,2 mol H2. Mặt khác nếu cũng cho lượng X trên vào dung dịch NaOH dư sau khi phản ứng xong thu được rắn Z và thấy có 0,2 mol NaOH phản ứng (không có khí thoát ra). Hòa tan hết Z vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,7 mol NO2 là sản phẩm khử duy nhất. Biết toàn bộ Fe3+ bị khử hết thành Fe2+ trong phản ứng của Y với dung dịch HCl. Giá trị m là:
A. 28,6 B. 36,2 C. 26,48 D. 37,68
Nung 109,4 gam hỗn hợp rắn X gồm KClO3, Fe(NO3)3, FeCO3, Al trong bình kín chân không (xúc tác MnO2). Khi các muối bị nhiệt phân hết thu được hỗn hợp rắn Y và 20,16 lít hỗn hợp khí Z (đktc) có tỉ khối so với H2 = 65/3 (biết rằng trong Z có hai khí có số mol bằng nhau). Đem Y phản ứng với lượng vừa đủ H2SO4 đặc nóng dư thu được V lít hỗn hợp khí có tỉ khối hơi đối với H2 là 626/23 và dung dịch muối sunfat Z. Giá trị V gần nhất với giá trị nào?
A. 12,8 B. 12,9 C. 12,7 D. 12,6
Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số hạt cơ bản là 60 và MA ≤ 40. Nguyên tử của nguyên tố B có tổng số hạt cơ bản hơn nguyên tử A là 20 hạt trong hạt nhân của B có tổng số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện là 1.
a, Xác định nguyên tố A và B
b, Cho 9,4 gam hỗn hợp X gồm A và B vào nước dư đến khi phản ứng kết thúc thấy thoát ra 6,272 lít khí (đktc). Tính khối lượng của A và B trong hỗn hợp X.
Cho từ từ x mol CO2 vào dung dịch y mol NaOH. Sau khi cho hết CO2 vào thu được dung dịch A. Hỏi dung dịch có chứa những chất gì? bao nhiêu mol (tính theo x ,y).
Tính % số mol của N2 và CO2 trong cùng một hỗn hợp, biết tỉ khối của hỗn hợp so với H2 là 20,4.
Hỗn hợp X gồm NaHCO3, CaCl2, BaCl2 có cùng số mol. Hòa tan 40,3 gam X vào 189,4ml nước cất sau đó cho tiếp vào 11,28 gam K2O. Khuấy đều cho các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau đó lọc bỏ kết tủa thu được dung dịch Y. Tính nồng độ % các chất trong Y
cho 1 số ví dụ về các vận dụng được làm từ thủy tinh thông thường thủy tinh kali, pha lê, thạch anh
cho biết 1 số cơ sở săn xuất thủy tinh mà em biết
tính chất của xi măng? tại sao xi măng lại có tính kết dính
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến