Khi xét sự di truyền của một tính trạng. Nội dung nào sau đây sai?A. Nếu thế hệ sau phân li kiểu hình tương đương 16 kiểu tổ hợp như 9 : 3 : 3 : 1 hay là biến đổi của tỉ lệ này, ta có thể xác định được kiểu tương tác cụ thể. B. Nếu thế hệ sau phân li kiểu hình tỉ lệ 6 : 1 : 1 ta kết luận chắc chắn tính trạng được di truyền do tương tác át chế của 2 cặp gen không alen. C. Dựa vào kết quả lai phân tích một tính trạng, nếu đời sau phân li 3 : 1, ta chỉ biết tính trạng di truyền tương tác chứ không biết được kiểu tương tác cụ thể. D. Tỉ lệ phân li kiểu hình 5 : 3 có thể phù hợp với kiểu tương tác bổ trợ hay át chế.
Lai giữa P đều thuần chủng khác nhau về kiểu gen, F1 đồng loạt xuất hiện cây hoa đỏ. Đem lai phân tích F1, FB phân li 847 cây hoa trắng : 283 cây hoa đỏ.Cách quy ước gen nào sau đây là đúng?A. A: Cây hoa trắng; a: cây hoa đỏ. B. A-B-: cây hoa đỏ; A-bb = aaB- = aabb: cây hoa trắng. C. A-B- = A-bb = aabb : cây hoa đỏ; aaB-: cây hoa trắng. D. A-B- = A-bb = aaB-: cây hoa trắng; aabb: cây hoa đỏ.
Ở ngô có 3 gen (mỗi gen gồm 2 alen A1, a1, A2, a2, A3, a3), phần li độc lập, tác động qua lại với nhau để hình thành chiều cao cây. Cứ mỗi alen trội làm cây lùn đi 20 cm. Người ta lai cây thấp nhất chưa biết chiều cao với cây cao nhất có chiều cao 210 cm được F1. Cho F1 tự thụ phấn để tạo F2. Ở F2, Cây có chiều cao 210cm chiếm tỉ lệ làA. . B. . C. . D. .
Ở chuột, khi nghiên cứu về màu sắc lông do gen nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định. Người ta thực hiện một số phép lai và thu được kết quả như sau:Phép lai 1: Cho chuột lông trắng x chuột lông trắng → F1: 78 chuột lông trắng : 12 chuột lông đen : 13 chuột lông xám.Phép lai 2: Cho chuột lông trắng x chuột lông xám → F1: 19 chuột lông trắng : 9 chuột đen : 10 chuột lông xám.Phép lai 3: Cho chuột lông trắng x chuột lông đen → F1: 48 chuột lông trắng : 35 chuột lông đen : 12 chuột lông xám.Biết rằng chuột lông xám mang các gen đồng hợp lặn. Kiểu gen của chuột bố mẹ trong phép lai 3 làA. AaBb x AaBb. B. AaBb x aaBb. C. AaBb x aabb. D. Aabb x aabb.
Khi nghiên cứu tính trạng hình dạng hạt phấn, người ta thực hiện các phép lai và thu được các kiểu gen sau. Biết rằng tính trạng hạt phấn do 2 gen không alen quy định.Phép lai 1: Hạt dài x hạt bầu → 780 hạt dài : 465 hạt bầu.Phép lai 2: Hạt dài x hạt dài → 479 hạt dài : 111 hạt bầu.Phép lai 3: Hạt dài x hạt bầu → 256 hạt dài : 89 hạt bầu.Kiểu gen của P trong phép lai 2 làA. AaBb x Aabb. B. AaBb x AaBb. C. Aabb x Aabb. D. AaBb x aaBb.
Lai giữa bố mẹ thuần chủng khác nhau về các gen tương phản thu được F1 đồng loạt quả tròn. Cho F1 lai với cá thể khác thu được F2 xuất hiện 699 cây quả dài : 546 cây quả tròn.Quy luật di truyền nào đã chi phối phép lai trên?A. Tác động bổ sung. B. Tác động cộng gộp. C. Tác động át chế. D. Tác động bổ sung hoặc át chế.
Xét 2 cặp alen (Aa, Bb) cùng quy định 1 tính trạng. Tùy kiểu tương tác, phép lai: AaBb x AaBb sẽ cho kết quả phân li kiểu hình làA. 9 : 3 : 3 : 1 hoặc 9 : 6 : 1 hoặc 9 : 7 hoặc 9 : 3 : 4. B. 12 : 3 : 1 hoặc 13 : 3 hoặc 15 : 1. C. 9 : 3 : 3 : 1 hoặc 10 : 6 hoặc 1 : 4 : 6 : 4 : 1. D. 9 : 3 : 3 : 1 hoặc 9 : 6 : 1 hoặc 9 : 7 hoặc 9 : 3 : 4 và 12 : 3 : 1 hoặc 13 : 3 hoặc 15 : 1.
Cho các trường hợp sau: I. Trường hợp gen này có tác dụng kìm hãm không cho gen khác biểu hiện ra kiểu hình.II. Trường hợp hai hay nhiều gen không alen cùng quy định 1 tính trạng, trong đó mỗi gen có vai trò tương đương nhau.III. Trường hợp hai hay nhiều gen khác lôcut tác động qua lại quy định kiểu hình mới khác hẳn với bố mẹ so với lúc đứng riêng.IV. Trường hợp 1 gen cùng chi phối sự phát triển của nhiều tính trạng.Trường hợp làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp làA. II và III. B. II. C. III. D. I, II và III.
Vai trò của chuỗi và lưới thức ăn trong chu trình tuần hoàn vật chất làA. đảm bảo mối quan hệ sinh dưỡng. B. đảm bảo tính khép kín. C. đảm bảo giai đoạn trao đổi chất bên trong. D. đảm bảo tính bền vững.
Ở lúa, tính trạng kích thước của thân do 3 cặp alen (A1a1; A2a2; A3a3) quy định. Mỗi gen trội làm cây cao thêm 5cm, chiều cao cây thấp nhất 30cm. Quy luật di truyền chi phối tính trạng kích thước thân ở lúa làA. tác động bổ sung. B. tác động át chế. C. tác động cộng gộp. D. tác động bổ sung và tác động cộng gộp.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến