Cho các phát biểu sau về đột biến:(1) Mất đoạn không làm giảm số lượng gen trên NST mà chỉ làm mất đi một đoạn nào đó của NST.(2) Lặp đoạn góp phần tạo ra gen mới cho quá trình tiến hóa.(3) Chuyển đoạn thường gây chết hoặc làm giảm khả năng sinh sản.(4) Đảo đoạn có thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST.(5) Để xác định vị trí của gen trên NST người ta sử dụng đột biến lặp đoạn.(6) Để loại bỏ một số gen không mong muốn ở cây trồng, người ta sử dụng đột biến chuyển đoạn.Số phát biểu đúng là:A.4B.3 C.2D.5
Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số: y= trên đoạn [0;2]A.Maxy= Miny=13B.Maxy= Miny=3C.Maxy= Miny=3D.Maxy= Miny=0
Xét 2 cặp gen: cặp gen Aa nằm trên cặp NST số 2 và Bb nằm trên cặp NST số 5. Một tế bào sinh tinh trùng có kiểu gen AaBb khi giảm phân, cặp NST số 2 không phân li ở kì sau I trong giảm phân thì tế bào này có thể sinh ra những loại giao tử nào sau đây?A.AaB, b.B.AaBb, O.C.AaB,Aab, B, b.D.AaB, Aab, O.
Nguyên nhân nào là chủ yếu của sự cạnh tranh cùng loài giữa các cá thể trong quần thể?A.Tranh giành cá thể cái giữa các cá thể đực.B.Mật độ của quần thể vượt ngưỡng cực thuận.C.Có sự cạnh tranh về thức ăn, nơi ở, nhất là trong mùa sinh sản.D.Mật độ thưa thớt làm giảm khả năng giao phối.
Ở một loài thực vật, cho lai cây hoa đỏ và cây hoa trắng thuần chủng với nhau thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho cây F1 tự thụ phấn, F2 thu được 245 cây hoa trắng : 315 cây hoa đỏ. Nếu lấy hạt phấn của cây F1 thụ phấn cho cây có kiểu gen đồng hợp lặn thì tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ thu được ở đời con là:A.3/4B.1/2C.9/7D.1/4
Khi nói về gen cấu trúc, phát biểu nào sau đây là không đúng?A.Vùng kết thúc nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.B.Gen cấu trúc là gen mang thông tin mã hóa cho cấu trúc của phân tử protein.C.Ở sinh vật nhân sơ, gen có cấu trúc không phân mảng, vùng mã hóa không chứa các đoạn không mã hóa axit amin (intron).D.Các gen cấu trúc khác nhau chủ yếu do cấu trúc vùng mã hóa khác nhau.
Khi nghiên cứu rất nhiều cặp vợ chồng không có họ hàng gì với nahu, trong đó mỗi cặp đều có vợ hoặc chồng không bị bệnh “X” (một bệnh rất hiếm gặp), người ta thấy gia đình nào cũng có ít nhất một người con bị “X” (hoặc trai hoặc gái). Từ kết quả này ta có thể rút ra được nhận xét gì?A.Gen quy định bệnh X là gen trội nằm trên NST thường.B.Gen quy định bệnh X là gen trội nằm trên NST X.C.Gen quy định bệnh X là gen lặn nằm trên NST thường.D.Gen quy định bệnh X là gen lặn nằm trên NST X.
Gen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, gen B bị đột biến thành alen b. Một tế bào chứa cặp gen Bb nguyên phân bình thường hai lần liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Có các kết luận sau:(1) Dạng đột biến đã xảy ra với gen B là đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T.(2) Tổng số liên kết hiđrô của gen b là 1669 liên kết.(3) Số nuclêôtit từng loại của gen b là A = T = 282; G = X = 368.(4) Tổng số nuclêôtit của gen b là 1300 nuclêôtit.Trong các kết luận trên, có bao nhiêu kết luận đúng?A.2. B. 3. C. 4. D. 1.
Ở một loài thực vật tự thụ phấn, alen A quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với a quy định quả chua. Quần thể (P) ban đầu có cấu trúc di truyền là: 0,5AA : 0,25Aa : 0,25aa, người ta chỉ tiến hành tự thụ phấn cho các cây quả ngọt ở thế hệ (P) và thu được đời con F1. Toàn bộ các cây ở F1 tiếp tục cho tự thụ phấn qua 3 thế hệ liên tiếp thu được toàn bộ hạt ở đời F4. Giả sử không có đột biến mới phát sinh, sức sống và khả năng sinh sản của các cá thể như nhau. Xét các nhận định sau:(1) Tần số alen A và a ở thế hệ F3 lần lượt là 5/6và 1/6 .(2) Tỉ lệ cây quả ngọt thuần chủng ở thế hệ F1 là 75%.(3) Lấy ngẫu nhiên 1 hạt ở F4 đem gieo, khả năng hạt này phát triển thành cây quả ngọt là 84,375%.(4) Giả sử toàn bộ hạt F4 đều phát triển thành cây trưởng thành thì trong số các cây quả ngọt ở F4, tỉ lệ của cây quả ngọt khi tự thụ phấn cho đời con toàn cây quả ngọt là 97,53%.Theo lý thuyết, số nhận định đúng là:A. 1. B. 2. C. 3. D.4.
Ở ruồi giấm, khi nghiên cứu sự di truyền tính trạng màu sắc thân và hình dạng mắt, người ta thực hiện phép lai giữa 2 cơ thể (P) đều thuần chủng thu được F1. Cho F1 giao phối với nhau thu được F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình: 70% thân xám, mắt tròn; 5% thân đen, mắt tròn; 3,75% thân xám, mắt dẹt; 15% thân đen, mắt dẹt; 1,25% thân xám, mắt dài; 5% thân đen, mắt dài. Sau đó người ta cho các con thân đen, mắt dẹt ở F2 giao phối tự do với các con thân xám, mắt dài cũng ở F2 và thu được đời con F3. Biết rằng tính trạng màu sắc thân do 1 cặp gen qui định. Giả sử không xảy ra đột biến và sức sống các kiểu gen như nhau. Theo lý thuyết, ở F3 số cá thể thân đen, mắt dài chiếm tỉ lệ:A. 1/6 B.1/3 C.1/8 D.1/9
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến