Ở một loài thực vật tự thụ phấn, alen A quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với a quy định quả chua. Quần thể (P) ban đầu có cấu trúc di truyền là: 0,5AA : 0,25Aa : 0,25aa, người ta chỉ tiến hành tự thụ phấn cho các cây quả ngọt ở thế hệ (P) và thu được đời con F1. Toàn bộ các cây ở F1 tiếp tục cho tự thụ phấn qua 3 thế hệ liên tiếp thu được toàn bộ hạt ở đời F4. Giả sử không có đột biến mới phát sinh, sức sống và khả năng sinh sản của các cá thể như nhau. Xét các nhận định sau:

(1) Tần số alen A và a ở thế hệ F3 lần lượt là 5/6và 1/6 .

(2) Tỉ lệ cây quả ngọt thuần chủng ở thế hệ F1 là 75%.

(3) Lấy ngẫu nhiên 1 hạt ở F4 đem gieo, khả năng hạt này phát triển thành cây quả ngọt là 84,375%.

(4) Giả sử toàn bộ hạt F4 đều phát triển thành cây trưởng thành thì trong số các cây quả ngọt ở F4, tỉ lệ của cây quả ngọt khi tự thụ phấn cho đời con toàn cây quả ngọt là  97,53%.

Theo lý thuyết, số nhận định đúng là:
A. 1.                      
B. 2.                            
C. 3.                           
D.4.

Các câu hỏi liên quan

Ở một quần thể người, bệnh P do một trong hai alen của một gen qui định; bệnh Q do alen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST X qui định, alen trội tương ứng qui định kiểu hình bình thường. Một cặp vợ chồng đều bình thường sinh được người con gái (A) bị bệnh P nhưng không bệnh Q và một người con trai (B) bình thường. Một gia đình khác có người chồng bình thường kết hôn với người vợ bị bệnh P, họ sinh được 3 người con gồm người con gái (C) bình thường, người con trai (D) chỉ bị bệnh P và người con trai (E) bị cả 2 bệnh. (B) và (C) kết hôn với nhau sinh ra người con gái (F) bình thường. (F) kết hôn với 1 người đàn ông (G) bình thường (người (G) này đến từ một quần thể đang cân bằng di truyền về gen gây bệnh P, cứ 100 người có 1 người bị bệnh này), họ sinh được 1 đứa con gái (H) không bị bệnh cả 2 bệnh trên. Biết rằng không có đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình trên. Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết có bao nhiêu nhận định đúng sau đây?

(1) Có 5 người trong các gia đình trên có thể xác định chính xác kiểu gen về cả 2 bệnh trên.

(2) Khả năng người (G) mang gen gây bệnh (P) là 19%.  

(3) Khả năng người (H) không mang alen gây bệnh về cả 2 gen trên là 57,24%.

(4) Xác suất để cặp vợ chồng (F) và (G) sinh thêm 2 đứa con có cả trai lẫn gái và đều có kiểu hình giống nhau về cả 2 bệnh trên là 41,96%.
A. 4.                             
B.3.                  
C. 1.                     
D.2.