Một tổ gồm 9 học sinh trong đó có 3 học sinh nữ. Cần chia tổ đó thành 3 nhóm đều nhau, mỗi nhóm có 3 học sinh. Tính xác suất để khi chia ngẫu nhiên ta được mỗi nhóm có đúng 1 học sinh nữ.
Gọi phép thử T: “Chia 9 học sinh thành 3 nhóm” - Chọn 3 học sinh từ 9 học sinh cho nhóm một: có \(C^3_9\) cách - Chọn 3 học sinh từ 6 học sinh cho nhóm hai: có \(C^3_6\) cách - Chọn 3 học sinh còn lại cho nhóm ba: có \(C^3_3\) cách Do không quan tâm đến thứ tự của các nhóm \(\Rightarrow\) Số phần tử của không gian mẫu là: \(\left | \Omega \right |=(C^3_9.C^3_6.C^3_3):3!=280\) Gọi A là biến cố: “Mỗi nhóm có đúng 1 học sinh nữ” - Chia 6 học sinh nam thành 3 nhóm: tương tự trên có \((C^2_6.C^2_4.C^2_2):3!\) cách - Xếp 3 học sinh nữ vào 3 nhóm: có 3! cách \(\Rightarrow\) Số phần tử của biến cố A là: \(\left | A \right | = C^2_6.C^2_4.C^2_2=90\) Vậy: \(P=\frac{\left | A \right |}{\left | \Omega \right |}=\frac{9}{28}\)