Một vận động viên nhảy cầu từ độ cao 5m so với mặt nước biển dưới bể .Bỏ qua sức cản không khí lấy g=10m/s2 a/ tính vận tốc của vận động viên đó khi chạm vào mặt nước b/vận động viên tiếp tục đi vào bể một đoạn là 1,5m thì dừng lại .Tính lực cản trung bình của nước tác dụng lên vận động viên

Các câu hỏi liên quan

Câu 1: Tại sao Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình? A. Việt Nam có vị trí địa lí thuận lợi. B. Việt Nam có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, thị trường béo bở. C. Việt Nam là một thị trường rộng lớn. D. Ở Việt Nam chế độ phong kiến thống trị đã suy yếu. Câu 2: Tình hình triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX như thế nào? A. Triều đình nhà Nguyễn bị nhân dân chán ghét. B. Triều đình nhà Nguyễn được nhân dân ủng hộ. C. Triều đình nhà Nguyễn khủng hoảng và suy yếu. D. Triều đình nhà Nguyễn không biết củng cố khối đoàn kết giữa các quần thần. Câu 3: Ai đã chỉ huy quân dân ta anh dũng chống trả cuộc tấn công của Pháp tại Đà Nẵng? A. Hoàng Diệu B. Nguyễn Tri Phương C. Nguyễn Trung Trực D. Trương Định Câu 4: Trận Đà Nẵng có kết quả như thế nào? A. Thực dân Pháp chiếm được Đà Nẵng. B. Thực dân Pháp phải rút quân về nước. C. Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà, phải chuyển hướng tấn công vào Gia Định. D. Triều đình và Pháp giảng hòa. Câu 5: Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở đâu? A. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì và đảo Côn Lôn. B. Ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn. C. Ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Phú Quốc. D. Ba tỉnh miền Tây nam Kì và đảo Côn Đảo. Câu 6: Ai đã được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái? A. Nguyễn Tri Phương B. Trương Quyền C. Nguyễn Trung Trực D. Trương Định Câu 7: Sau Hiếp ước Nhâm Tuất, triều đình đã có hành động gì? A.Tập trung lực lượng, đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Trung và bắc Kì. B. lãnh đạo nhân dân tổ chức kháng chiến. C. Kiên quyết đòi Pháp trả lại các tỉnh đã chiếm. D. Hòa hoãn với Pháp để chống lại nhân dân. Câu 8: Câu nói “ Bao giờ người Tây nhổ hết có nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của ai? A. Trương Định B. Nguyễn Trung Trực C. Trương Quyền D. Nguyễn Tri Phương Câu 9: Vì sao thực dân Pháp dễ dàng chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì? A. Lực lượng của ta bố phòng mỏng B. Ta không chuẩn bị vè ta nghĩa địch không đánh. C. Lãnh tụ các cuộc khởi nghĩa bị bắt và bị giết D. Thái độ do dự và nhu nhược của triều đình Huế. Câu 10: Ai là tổng đốc thành Hà Nội vào năm 1873? A. Hoàng Diệu B. Nguyễn Tri Phương C. Tôn Thất Thuyết D. Phan Thanh Giản. Câu 11:Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất có ý nghĩa gì? A. Quân Pháp hoang mang, quân dân ta phấn khởi càng hăng hái đánh giặc. B. Quân Pháp hoang mang, triều đình lo sợ C. Quân Pháp rút lui khỏi Bắc Kì. D. Nhiều sĩ quan và binh lính Pháp bị giết tại trận. Câu 12: Ngày 13/7/1885 ai là người nhân danh Vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương A. Hoàng Diệu B. Nguyễn Tri Phương C. Tôn Thất Thuyết D. Phan Thanh Giản. Câu 13: Hiệp ước Quý Mùi ( Hiếp ước Hác-măng) quy định triều đình Huế chỉ được cai quản vùng đất nào? A. Bắc Kì B. Trung Kì C. Ba tỉnh Thanh-Nghệ -Tĩnh D. Nam Kì Câu 14: Phái kháng Pháp trong triều đình Huế do ai cầm đầu? A. Nguyễn Thiện Thuật B. Tạ Hiện C. Tôn Thất Thuyết D. Nguyễn Quang Bích Câu 15: Hiệp ước nào là mốc chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập? A. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) B. Hiệp ước Giáp Tuất (1874) C. Hiệp ước Hác-măng ( 1883) D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884) II. Tự luận Câu 1: Em có nhận xét gì về việc triều đình Huế kí các Hiệp ước với Pháp? Tinh thần chống Pháp của nhân dân ta từ năm 1858-1884? Câu 2: Trình bày diễn biến phong trào Cần Vương Câu 3: Trình bày ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần Vương? Giúp mk vs