Truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân đã xây dựng thành công hình tượng người nông dân Việt Nam và để lại ấn tượng lớn lao trong mỗi người. Ông Hai khiến ta có sự nhìn nhận lại mình. Ông là người nông dân thuần hậu, chất phác. NHưng ở ông, tình yêu làng quê, đất nước không vì sự nông dân của mình mà kém phần sôi nổi, nhiệt huyết. NHìn những nỗi đau trong lòng ông khi buộc phải đi tản cư và không thể cùng anh em kháng chiến, cái buồn của ông đã cho thấy tình cảm lớn của người nông dân dành cho quê hương mình. Nhưng bạn đọc còn thêm khâm phục ông khi ông được đặt vào tình huống éo le đó là nghe tin làng mình theo giặc. Một tin sét đánh khiến người nông dân ấy giằng xé và làm bạn đọc cũng xót xa. Ông Hai đã vượt lên tình riêng để trung thành với cụ Hồ, với kháng chiến : "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù". Đến khi làng ông được minh oan, ta lại thấy người nông dân ấy vui tươi, hạnh phúc và ngập tràn niềm sung sướng.
Nguyễn Quang Sáng đã vẽ lên một bức tranh thật đẹp về hình ảnh người chiến sĩ, người cha trong CHiếc lược ngà. Ông Sáu với lòng yêu tổ quốc thật sự là người anh hùng với nhân dân ta. Ông đã lên đường, xa gia đình, xa con gái, chia li con khi TỔ quốc cần. Đức hi sinh ấy thật cao thượng. Nhưng ta còn khâm phục ông khi ông có tình yêu thương con sâu sắc. Mặc cho Thu không nhận cha, mặc cho mọ hành động chôgn đối, sự ân cần của người cha với em làm bạn đọc thật cảm động. Cái đánh của người cha với đứa con gái khi con hỗn láo phần nhiều không vì em hư mà còn là sự bất lực với hoàn cảnh. Giờ phút chia tay của hai cha con, khi đứa con nhận cha thì cũng là lúc họ phải xa nhau lần nữa. Không phải là một lần tám năm mà là cả cuộc đời. Tình thương của ông Sáu với con dồn vào chiếc lược ngà, vào kỉ vật yêu thương, đáng trân đáng quý. Người cha ngay cả khi chết đi vẫn nhớ đến con và dành một trái tim yêu trọn vẹn cho người con gái nhỏ bé của mình.