ĐÁP ÁN:
+Nước Mĩ trong những năm 1929 - 1939
- Cuối tháng 10 năm 1929, nước Mĩ lâm vào khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ lĩnh vực tài chính, rồi nhanh chóng lan rộng ra các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp. Nền kinh tế-tài chính Mĩ bị chấn động dữ dội.
+ Giữa năm 1932, sản xuất công nghiệp ở Mĩ giảm hai lần so với năm 1929.
+ Khoảng 75% nông dân Mĩ bị phá sản.
+ Hàng nghìn ngân hàng, công ti công nghiệp và thương mại bị phá sản.
+ Nạn thất nghiệp, nghèo đói lan tràn khắp các bang của nước Mĩ.
=> Các cuộc biểu tình, tuần hành, chiến dịch "đi bộ vì đói" lôi cuốn hàng triệu người tham gia.
+Nội dung của Chính sách kinh tế mới:
- Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa thay thế bằng chế độ thu thuế lương thực
- Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.
- Thực hiện tự do buôn bán, mở lại các chợ.
- Cho phép tư nhân mở các xí nghiệp nhỏ.
*hiểu biết về NHẬT BẢN: Tình hình Nhật Bản từ đầu thế kỉ XIX đến XX
* Về kinh tế:
- Nông nghiệp:
+ Địa chủ bóc lột nhân dân lao động rất nặng nề, tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra.
+ Quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu.
- Công nghiệp:
+ Kinh tế hàng hoá phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều.
+ Những mầm mống kinh tế tư sản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.
* Về xã hội:
- Chính phủ Sôgun vẫn duy trì chế độ đẳng cấp, mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt.
* Về chính trị:
- Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao, nhưng quyền hành thực tế thuộc về Tướng quân (Sôgun) dòng họ Tô-ku-ga-oa ở phủ Chúa (Mạc phủ).
- Giữa lúc chế độ Mác phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây (trước tiên là Mĩ), dùng áp lực quân sự đòi Nhật Bản phải “mở cửa”.
⟹ Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn:
+Tiếp tục duy trì chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ để các nước đế quốc xâu xé.
+Tiến hành duy tân, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây.