Ta nhìn được vật là do các tia sáng phản chiếu từ vật đi vào tới màng lưới qua một hệ thống môi trường trong suốt gồm màng giác, thủy dịch, thể thủy tinh, dịch thủy tinh.
Lượng ánh sáng vào trong phòng tối của cầu mắt nhiều hay ít là nhờ lỗ đồng tử ở mống mắt (lòng đen) dãn rộng hay co hẹp (điều tiết ánh sáng). Nhờ khả năng điều tiết của thể thủy tinh (như một thấu kính hội tụ) mà ta có thể nhìn rõ vật ở xa cũng như khi tiến lại gần. Vật càng gần mắt, thể thủy tinh càng phóng lên ("căng mắt mà nhìn") để nhìn rõ.
Khi các tia sáng phản chiếu từ vật qua thể thủy tinh tới màng lưới sẽ tác động lên các tế bào thụ cảm thị giác làm hưng phấn các tế bào này và truyền tới tế bào thần kinh thị giác xuất hiện luồng thần kinh theo dây thần kinh thị giác về vùng vỏ não tương ứng ở thùy chẩm của đại não cho ta cảm nhận về hình ảnh của vật.
Câu 2:
Sóng âm từ nguồn âm phát ra được vành tai hứng lấy, truyền qua ống tai vào làm rung màng nhĩ rồi truyền qua chuỗi xương tai và làm rung màng “cửa bầu” và cuối cùng làm chuyển động ngoại dịch rồi nội dịch trong ốc tai màng, tác động lên cơ quan Coocti. Sự chuyển động ngoại dịch được dễ dàng nhờ có màng của “cửa tròn” (ở gần cửa bầu, thông với khoang tai giữa). Tùy theo sóng âm có tần số cao (âm bổng) hay thấp (âm trầm), mạnh hay yếu mà sẽ làm cho các tế bào thụ cảm thính giác của cơ quan Coocti ở vùng này hay vùng khác trên màng cơ sở hưng phấn, truyền về I vùng phân tích tương ứng ở trung ương cho ta nhận biết về các âm thanh đó.
Câu 3:
Các biện pháp bảo vệ mắt
- Hạn chế ngồi gần ti vi, tiếp xúc với tia tử ngoại máy tính.
- Hạn chế để dầu gội, sữa tắm dính vào mắt.
- Khi đi ra ngoài cần có kính râm để tránh vật thể bay vào mắt.
- Không tắm rửa nơi bẩn thỉu, nước dơ.
- Không để nước lọt vào tai.
- Không để màng nhĩ tiếp xúc gần nguồn âm quá lớn.
- Nên lấy ráy tai định kì trước chỉ dẫn của bác sĩ.