SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HÓA .
1. Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ:
a.Nông nghiệp:
- Nông dân đưộc làng xã chia ruộng đất công để cày cấy, họ phải đi lính, nộp thuế, lao dịch .
- Nhà nước chú ý đến thủy lợi , khai hoang, trồng dâu, nuôi tằm.
- Để khuyến nông , nhà vua làm lễ cày ruộng.
- Năm 987-989 được mùa .
Nông nghiệp phát triển.
b.Thủ công nghiệp:
- Nghề thủ công cổ truyền như đúc đồng , rèn sắt, làm giấy, dệt vải ,làm đồ gốm phát triển.
- Tại kinh đô Hoa Lư, lập 1 số xưởng thủ công nhà nước, tập trung thợ khéo, đúc vũ khí, dúc tiền ,may áo mũ cho vua.Kinh đô được xây dựng thêm, các chùa phát triển
c.Thương nghiệp:
- Đào sông, đắp đường, thống nhất tiền tệ ( dùng tiền đồng ).
- Trung tâm buôn bán , chợ làng phát triển
- Buôn bán trong nước và với người nước ngoài phát triển , nhất là biên giới Việt Trung.
Nguyên nhân kinh tế thời Đinh Tiền Lê có bước phát triển : do đất nước đã giành độc lập, thợ giỏi không bị bắt sang Trung Quốc , nhân dân chăm chỉ, có kinh nghiệm lao động .
-Bước đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ, nông nghiệp, thủ công nghiệp bước đầu phát triển.
2. Đời sống xã hội và văn hóa:
* Xã hội có 3 tầng lớp;
-Tầng lớp thống trị gồm vua ,quan, nhà sư.
-Tầng lớp bị trị gồm nông dân ,thợ thủ công, người buôn bán và một ít địa chủ
-Tầng lớp nô tỳ.
Sự phân biệt trong xã hội chưa sâu sắc mặc dầu đã chia thành tầng lớp thống trị và bị trị
*Làng xã vẫn là nơi sinh hoạt chính và là đơn vị hành chánh chủ yếu.
*Cuộc sống đơn giản bình dị.
*Giáo dục chưa phát triển, đạo Phật được truyền bá rộng, các nhà sư giỏi chữ Hán nên được coi trọng
* Văn hóa dân gian như ca hát , nhảy múa, đua thuyền, đấu vật , hát chèo.
* Nhiều chùa như chùa Nhất Trụ , chùa Tháp.
Xã hội văn hóa thời Đinh -Tiền Lê so với trước là bước tiến quan trọng , đạo Phật phát triển , các lễ hội phát huy .
Đồng tiền Thái Bình, tiền đầu tiên của Việt Nam – của Vua Đinh Tiên Hoàng
Tiền triều Tiền Lê, 980 - 988, Thiên Phúc Trấn Bảo