Vai trò của biển trong đời sống kinh tế của cư dân người Việt trong lịch sử
Từ lâu, ý tưởng khai thác biển đã nằm trong tiềm thức của người Việt được thể hiện qua những câu ca dao tục ngữ như “thuận vợ thuận chống tát Biển Đông cũng cạn”, “rừng vàng, biển bạc”...Từ rất sớm những cư dân người Việt Nam đã tìm cách tiếp cận biển để khai thác những tiềm năng của biển phục vụ cho cuộc sống thường nhật. Mức độ khai thác có sự thay đổi tùy thuộc vào công cụ khai thác. Vấn đề khai thác biển thực sự rõ rệt từ thời cư dân văn hóa Hòa Bình. Dựa vào kết quả nghiên cứu khảo cổ học cho thấy “tại lớp di chỉ Cái Bèo, đảo Cát Bà, bên cạnh một số di cốt động vật trên cạn, còn có một số khối lượng khỏng lồ xương cá biển, một số vỏ hàu biển”[1]. Riêng đợt khai quật của các nhà khảo cổ vào năm 1973, các nhà khoa học đã thu được kết quả khả quan với 105 kg xương cá biển. Thông qua đó, các chuyên gia đã đã xác định ra sọ và đốt sống các loại cá có mặt ở đây như cá Sao, cá Nhám, cá Dao, cá Mó Xanh... Những loại cá này thường sống xa bờ, chỉ có thể đánh bắt chúng bằng lưới hoặc câu thả[2]. Điều này khẳng định, từ văn hóa Hòa Bình vùng Đông - Bắc cư dân người Việt chúng ta đã biết khai thác nguồn thức ăn từ biển để phục vụ cho cuộc sống trong điều kiện đất liền bị biển lẫn, địa bàn sinh sống và tìm kiếm nguồn thức ăn bị thu hẹp.
Những cư dân Hòa Bình - Bắc Sơn vùng Đông Bắc là những người đi tiên phong chiến lĩnh đồng bằng ven biển. Có thế họ cũng là người đầu tiên tiếp xúc với biển, mở đường cho quá trình khai thác tiềm năng kinh tế biển trong chiều dài lịch sử của cư dân người Việt. Những cư dân tiếp sau Hòa Bình - Bắc Sơn tiếp tục khai thác kinh tế biển phục vụ cho cuộc sống của mình, tiêu biểu nhất là lớp di chỉ Cái Bèo thuộc thời kỳ đồ đá mới. Theo kết quả khảo sát của các nhà khảo cố học thì “có thể xác nhận ở đây kinh tế khải thác đóng vai trò quan trọng trong đó khai thác biển đạt tới đỉnh cao. Trên 100 kg xương cá biển, trong diện tích đào 221m2, có loại cá nặng gần nửa tạ là bằng chứng rõ rệt nhất về hoạt động khai thác tặng vật biển”[3]. Từ đó, cho thấy khả năng đánh bắt trên biển của cư dân Việt thời kỳ này đã khá phát triển, nguồn thức ăn được cung cấp từ biển cũng có vai trò quan trọng đối với những cư dân văn hóa Cái Bèo I. Theo Giáo sư Trần Quốc Vượng thì lớp cư dân muộn nhất thòi tiền sử vùng ven biển Đông Bắc Việt Nam là cư dân văn hóa Hạ Long. Những di chỉ tiêu biểu của văn hóa Hạ Long gồm Cái Bèo II, Thoi Giếng, Ngọc Vừng, Xích Thổ... Đây là thời kỳ thể hiện sự hòa họp giữa con người và môi trường biển. Việc khai thác môi trường biển trở nên hết sức mật thiết với cư vân văn hóa Hạ Long. Các nhà khoa học đã “tìm thấy khả nhiều chì lưới làm bằng đất nung đã được tìm thấy trong các di chỉ thuộc văn hóa Hạ Long. Trong di chỉ Cái Bèo nằm trên đảo Cát Bà (Hải Phòng), chúng ta tìm thấy rất nhiều xương cá, xương thú biển, xương rùa biển”[4]. Những bằng chứng khảo cổ học cho thấy, từ rất sớm khi quá trình biển tiến cách ngày nay khoảng 3 vạn năm làm cho địa bàn cư trú và tìm kiếm nguồn thức ăn bị thu hẹp, thì lúc đó cư dân Việt (văn hóa Hòa Bình) đã biết hướng ra biển để đáp ứng nhu cầu thức ăn của mình. Đến thời kỳ đồ đá mới, mối quan hệ giữa người Việt và biển trở nên hết sức mật thiết trong đời sống kinh tế.
Bước sang thời đại kim khí, khi công cụ lao động phát triển lên thêm một bước, con người có điều kiện khai thác các vùng đất cứng để phát triển nghề nông. Cho nên, nguồn thức ăn của cư dân của thời đại kim khí chủ yêu là nghề nông. Tuy nhiên ngành đánh bắt, trong đó có khai thác kinh tế biển vẫn được duy trì. “Cho tới nay, chúng ta chỉ mới tìm thấy các di tích của động vật biển trong một số nhóm cư dân nhất định sống sóng ngay ven biển hoặc gần biển. Đó là những di tích xương cá, thú biển và vỏ nhuyễn thể đã được tìm thấy trong tầng văn hóa muộn ở Cái Bèo (Cát Bà, Hải Phòng), trong tâng văn hóa ở Tràng Kênh (Hải Phòng), ở di chỉ Hoa Lộc (Thanh Hóa) hay trong di chí Xóm Cồn (Cam Ranh - Khánh Hòa)”[5]. Qua kết quả khảo cổ học được tìm thấy, chúng ta có thể nhận định, mặc dù kinh tế chủ đạo của cư dân thời kỳ này chủ yếu là nông nghiệp, nhưng tùy theo điều kiện từng vùng mà có sự khác nhau. Những vùng gần biển, ven biển các cư dân vẫn lấy biển làm nơi cung cấp nguồn thức ăn cho mình. Như vậy ở vào thời đại kim khí con người vẫn tiếp tục gữ truyền thống khai thác toàn diện cả nguồn lợi trên cạn và nguồn lợi dưới biển.
Ngoài việc, phát triển các loại hình đánh bắt hải sản, cư dân Việt còn biết đưa biển vào phục cho việc buôn bán giao thương với nước ngoài. Từ thế kỷ X, Đại Việt khôi phục được nền độc lập dân tộc và về về thương mại. Cảng Vân Đồn được mở để tiếp nhận thương nhân Trảo oa (Java), Lơ Lạc (Lovo) và Xiêm La, buôn bán ở các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông và cả Tam phật đề (Srivijaya)[6].
Công cuộc khai thác biển được cư dân người Việt các thế hệ tiêp tuc phát huy để phục vụ cho đời sống của mình. Dưới thời kỳ triều Nguyễn, côn cuộc khai thạc biển thực sự được tiến hành mạnh mẽ bao gồm cả việc đánh bắt, khai thác các nguồn lợi từ biển. Các bằng chứng lịch sử mà Việt Nam đã thu thập được rất phong phú, mặc dù do hoàn cảnh chiến tranh liên tục nên nhiều thư tịch cổ của Việt Nam đã bị mất mát, thất lạc. Tuy nhiên, những tư liệu còn lại đến nay và chính sử vẫn đủ để chứng minh được quá trình khai thác các tiền năng từ biển, đặc biệt còn góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Năm 1816, vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền. Cũng cần nói thêm là trong một thời gian khá dài, người Việt Nam luôn coi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải đảo dài hàng vạn dặm trên Biển Đông, nên gọi là Vạn Lý Trường Sa, hay Đại Trường Sa, Bãi Cát Vàng... Trên thực tế, các chúa Nguyễn cũng như nhà Nguyễn sau này đều có nhiều hành động liên tục cử người ra cai quản, khai thác các đảo trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà nước phong kiến Việt Nam đã tổ chức các đội Hoàng Sa, Bắc Hải để thực thi quyền chủ quyền và khai thác hai quần đảo[7]. Những quan điểm trên ngày càng được củng cố vững chắc trên cơ sở những nghiên cứu mới, góp phần khẳng định biển và kinh tế biển đã đóng vai trò khá quan trọng trong sự phát triển của lịch sử Việt Nam cổ trung đại hơn nhiều lần người ta từng nghĩ[8].
Ngày nay, biển thực sự giữ vai trò chiến lược trong phát triển kinh tế đối với đất nước ta, với nhiều nguồn lợi như khai thác hải sản, năng lượng, du lịch biển... hàng năm từ biển chúng ta khi thác hàng nghìn tỉ đồng góp phần thay đổi diện mạo đất nước trong thời kỳ mới. Thế kỷ XXI, được xem là thế kỷ của các quốc gia có biển, chính vì vậy, trong tương lai biển đảo tiếp tục giữ vai trò lớn trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước.