Nếu vật làm bằng hợp kim Fe-Zn bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn
A. sắt đóng vai trò catot và ion H+ bị oxi hóa.
B. sắt đóng vai trò anot và bị oxi hoá.
C. kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hóa.
D. kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hoá.
Zn có tính khử mạnh hơn nên Zn là cực âm (anot) và bị oxi hóa.
Fe có tính khử yếu hơn nên Fe là cực dương (catot), tại đây xảy ra quá trình khử.
—> Chọn D.
Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hoá?
A. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4.
B. Đốt lá sắt trong khí Cl2.
C. Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng.
D. Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3.
Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Hiđro hóa hoàn toàn fructozơ (xúc tác Ni, đun nóng) thu được poliancol.
B. Thủy phân hoàn toàn saccarozơ trong môi trường axit, sản phẩm đều làm mất màu nước Br2.
C. Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong môi trường axit, sản phẩm cho được phản ứng tráng bạc.
D. Ở điều kiện thường, saccarozơ hòa tan được Cu(OH)2 tạo phức màu xanh.
Phản ứng nào sau đây thu được oxi đơn chất?
A. NH3 + CuO B. MnO2 + HCl (đặc)
C. KMnO4 D. NaCl + H2SO4 (đặc)
Cho các chất và hợp chất sau: K2O, Na, Na2CO3, Fe, Ca, Al2O3. Số chất tác dụng với nước ở điều kiện thường tạo dung dịch bazơ; đồng thời thấy khí thoát ra là.
A. 3 B. 5 C. 2 D. 4
Chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl; vừa tác dụng với dung dịch NaOH?
A. (NH4)2SO4. B. Al. C. MgO. D. NaAlO2.
Cho dãy các chất sau: axit acrylic, saccarozơ, isoamyl axetat, phenylamoni clorua, Gly-Val, etilen glicol, triolein. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng là
A. 5. B. 7. C. 4. D. 6.
X, Y, Z, T là một trong bốn chất: triolein, glyxin, tripanmitin và tristearin. Cho bảng số liệu sau:
Nóng chảy (°C): X (71,5); Y (235); Z (65,5); T (-5,5) Nhận định nào sau đây là sai?
A. T làm mất màu dung dịch Br2.
B. Dung dịch của Y không làm đổi màu quì tím.
C. X là triolein.
D. Z là tripanmitin.
Trong các chất sau đây, chất nào là amin bậc hai?
A. H2N[CH2]6NH2. B. CH3NHCH3.
C. (CH3)3N. D. CH3CH(CH3)NH2.
Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với các dung dịch: FeCl3, AgNO3, Cu(NO3)2, ZnSO4, H2SO4 loãng, AlCl3. Số trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là
A. 4. B. 3. C. 6. D. 5.
Cho hỗn hợp A gồm Na2SO4.10H2O và K2SO4. Trình bày phương pháp thực nghiệm để xác định phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp biết điều kiện và dụng cụ có đủ.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến