Đáp án đúng:
Giải chi tiết:Câu 2
a. Giới thiệu chung:
- Nguyễn Du đại thi hào của dân tộc Việt Nam, một trái tim giàu lòng yêu thương con người có “ con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời”.
- Truyện Kiều là tác phẩm têu biểu cho sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du thể hiện tài năng tâm huyết của ông.
- Hai đoạn thơ trên rút từ “ Cảnh ngày xuân” là một đoạn trích trong Truyện Kiều.Đó là cảnh ngày xuân trong tiết thanh minh và cảnh du xuân của hai chị em Kiều. Hai bức tranh thiên nhiên được miêu tả ở hai thời gian khác nhau.
b. Phân tích, cảm nhận hai đoạn thơ trên:
4 câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên mùa xuân
+ Hai câu thơ đầu tiên mở ra cho ta khung cảnh ngày xuân thiên nhiên vô cùng tươi đẹp: Bầu trời cao rông, trong sáng, từng đàn én chao liệng náo nức như con thoi đưa.
+ HÌnh ảnh ẩn dụ: “ con én đưa thoi” gợi sự trôi chảy của thời gian rất nhanh.
+ Hai câu tiếp theo bức tranh hiện ra với không gian thoáng đạt mênh mông, bát ngát, ngút tầm mắt đến tận chân trời. Màu sắc xanh của cỏ non làm nền chủ đạo cho không gian đó - một màu xanh non mơn mởn, tràn đầy sức sống của ngày xuân. Nguyễn Du đã kế thừa thơ ca Trung Quốc và sáng tạo nên câu thơ tuyệt bút này: “ Phương thảo liên thiên bích/ Lê chi sổ điểm hoa”. Ở đây, Nguyễn Du không lựa chọn “ phương thảo” chỉ chú ý đến cỏ thơm là thiên về mùi vị còn với “ cỏ non” là chú ý đến màu sắc của nó.
+ Nổi bật lên trên nền cỏ xanh tươi ấy là những bông hoa lê trắng. Mặc dù đều là những gam màu lạnh nhưng hai màu sắc ấy kết hợp với nhau tạo nên sự hài hòa kì diệu, tạo nên một bức tranh đặc trưng của mùa xuân.
+ Nghệ thuật đảo ngữ “ cành lê trắng điểm một vài bông hoa” sự bất ngờ kì diệu của bông hoa lê.
+ Nguyễn Du không chỉ yêu thiên nhiên mà còn có sự cảm nhận của tâm hồn thi sĩ.
6 câu thơ tiếp theo:
- “ Tà tà..ghềnh bắc ngang” gợi tả khung cảnh hai chị em Thúy Kiều du xuân trở về.
- Cảnh vật mang cái thanh, cái dịu nhẹ nhàng của mùa xuân. Tất cả nhỏ bé ,nhè nhẹ, nắng đã nhạt, khe nước nhỏ, nhịp cầu bắc ngang nhưng tất cả đã nhuốm màu tâm trạng của con người.
- Bóng tịch dương đã chênh chếch xế chiều, dòng nước uốn quanh, dịp cầu xinh xắn,…Cảnh như lặng dần, nhạt dần, mọi chuyển động đều nhẹ nhàng trong không gian nhỏ bé, phảng phất buồn.
- Cách sử dụng từ láy : nao nao, tà tà, thanh thanh giúp biểu đạt sắc thái của cảnh vật và bộc lộ tâm trạng con người.Tất cả tạo nên nét buồn khó hiểu . “Thơ thẩn” có sức gợi lớn, gợi hình ảnh hai chị em Thúy Kiều đi về trong sự nuối tiếc vô cùng, tưởng là dang tay ra về là vui nhưng thực ra là một nỗi buồn khó nói hết.
- Tất cả giúp hé lộ vẻ đẹp tâm hồn hai thiếu nữ nhà họ Vương với niềm vui của cuộc sống vô cùng nhạy cảm và sâu lắng.
- Đoạn thơ còn hấp dẫn bởi nghệ thuật sử dụng thủ pháp cổ điển linh hoạt , tả cảnh gắn với tả tình, tình và cảnh hòa hợp (tả cảnh ngụ tình).
c. Đánh giá chung:
- Về nội dung: Cả hai đoạn thơ trên đều tả cảnh mùa xuân tươi đẹp trong sáng và tả cảnh hai chị em nàng Kiều du xuân. Đoạn thơ giúp ta hiểu được tài năng sáng tạo , sự vận động trong tâm hồn nghệ sĩ của Nguyễn Du. Đó là tình yêu thương của tác giả dành cho con người và cảnh vật.
- Về nghệ thuật : Cách sử dụng hình ảnh sáng tạo, từ láy độc đáo, tả cảnh ngụ tình đặc sắc, bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình, sự vận dụng thơ cổ Trung Quốc.