Câu tục ngữ nói về đạo lý của nhân dân ta từ xưa đến nay luôn được lưu truyền đó là câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Và những câu tục ngữ này luôn luôn có 2 nghĩa: Nghĩa bóng và nghĩa đen.Nghĩa đen: Khi ăn quả phải nhớ đến kẻ đã có công trồng cây, không có kẻ trồng cây làm sao có cây, có quả để ăn.Nghĩa bóng: "quả" ở đây chính là thành quả, thành tựu, "ăn quả" chính là hưởng thụ thành quả ấy, khi đó ta phải nhớ đến công lao của những "kẻ trồng cây" - những người đã bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu để có được thành quả đó. Câu tục ngữ này nhắc nhở chúng ta về đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp, phải ghi nhớ và biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn, luôn ở bên ta khi ta cần, không được phụ lòng của họ , trở thành kẻ "ăn cháo đá bát" bị mọi người kì thị , xua đuổi và xa lánh.Như vậy, câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" không chỉ nhắc nhở chúng ta về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là bài học làm người, bài học về sự biết ơn, nhắc nhở mỗi con người đều phải ghi nhớ,luôn luôn biết ơn những người đã giúp đỡ ta.