Nguyên nhân:
- Vào nửa sau thế kỷ VIII, quyền thống trị của triều đình nhà Đường (Trung Quốc) ở Trường An đã bắt đầu suy yếu. Chiến tranh giữa "phiên trấn" và "triều đình" mà đỉnh cao là loạn An Sử càng làm cho nhà Đường lụn bại.
-Uy quyền của bọn tiết độ sứ và đô hộ ngày một tăng, chúng tự ý trưng thu thuế má. Cao Chính Bình, hiệu úy châu Vũ Định (miền Việt Bắc), năm 767 giúp kinh lược sứ An Nam Trương Bá Nghi đánh bại được cuộc xâm lược của quân Chà Và (Ja va) ở Chu Diên, sau đó y được cử giữ chức đô hộ An Nam. Y ra sức bòn rút của cải của nhân dân ta, đánh thuế rất nặng.
Diễn biến:
-Năm 766, căm ghét chính sách thống trị của quan lại nhà Đường, và nhân lòng căm phẫn của nhân dân, lợi dụng khi quân lính ở Tống Bình nổi loạn, Phùng Hưng đã phát động một cuộc khởi nghĩa lớn chống chính quyền đô hộ chống chính quyền đô hộ nhà Đường.
-Năm Tân Mùi 791, mùa hạ, tháng 4, Phùng Hưng cùng các tướng lĩnh đem quân vây đánh thành Tống Bình. Quân của Phùng Hưng chia làm 5 đạo do các tướng Phùng Hải, Phùng Dĩnh, Đỗ Anh Hàn, Bồ Phá Cần và chủ tướng Phùng Hưng tiến công vây thành. Quân của Cao Chính Bình (khoảng hơn 4 vạn - theo văn bia Quảng Bá) ra chống cự.
- Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt trong khoảng 7 ngày, quân địch chết nhiều, Cao Chính Bình phải vào cố thủ trong thành, lo sợ cuối cùng bị ốm rồi chết. Phùng Hưng chiếm lĩnh thành trì và vào phủ Đô hộ.
Kết quả:
-Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng nổ ra vào năm 791 và giành được thắng lợi vẻ vang cho dân tộc. Khiến cho bọn đô hộ nhà Đường phải dè chừng về sức mạnh của người dân ta. Trong thời gian sau đó, người dân yên tâm sinh sống, làm việc.
- Phùng Hưng chiếm lĩnh thành trì và vào phủ Đô hộ, coi chính sự đất nước được 7 năm thì mất. Rất tiếc trong 7 năm ấy, sử sách không để lại một nguồn tài liệu nào về ông. Sau khi mất, con trai ông là Phùng An lên nối ngôi, dâng tôn hiệu cha là Bố Cái Đại Vương. Phùng An nối nghiệp được 2 năm thì chính quyền lại rơi vào tay giặc. Nền tự chủ vừa mới xây dựng, chỉ tồn tại vẻn vẹn trên dưới 9 năm. Năm 791, nhà Đường xâm lược trở lại đất nước ta.