1/_Nguyên nhân sâu xa thực dân Pháp xâm lược nước ta: + Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược phương Đông, Việt Nam nằm trong hoàn cảnh chung đó. + Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến suy yếu.
2/Sự thất bại bước đầu của Pháp - Ngày 1 - 9 - 1858. quân Pháp nổ súng đánh Đà Nẵng. - Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã lập phòng tuyến và anh dũng chống trả. -Sau 5 tháng xâm lược, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp bước đầu thất bại. 3/ Tinh thần kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta : - Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp : + Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm cỏ (12 - 1864). + Khởi nghĩa của Trương Định ờ Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch thất điên bát đảo. - Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi. liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau : + Nhiều trung tâm kháng chiến ra đời : Đồng Tháp Mười, Tây Ninh với những tấm gương tiêu biểu như : Trương Quyền, Nguyễn Trang Trực, Nguyễn Hữu Huân,... + Một hộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước : Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Thông...,
- Nguyên nhân sâu xa thực dân Pháp xâm lược nước ta: + Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược phương Đông, Việt Nam nằm trong hoàn cảnh chung đó. + Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến suy yếu. - Nguyên nhân trực tiếp: + Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31/8/1858, liên quân Pháp-Tây dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. + Ngày 1/9/1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.
Câu 2:
Giống nhau: + Đều là phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta. + Đều có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân. + Đều thất bại
Câu 3: + Do các đề nghị mang tính lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ cơ sở bên trong, chưa động chạm đến vấn đề cơ bản của thời đại: giải quyết 2 mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa dân tộc ta với Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến. + Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh nên không chấp nhận các đề nghị cải cách. Tác dụng: Gây được tiếng vang lớn, dám tấn công vào tư tưởng bảo thủ, phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời.