Câu tục ngữ “Đi ngày đàng Học sàng khôn” bao hàm hai mặt song song hỗ trợ cho nhau. Đây chính là lời khuyên, là bài học xương máu mà cha ông ta đúc kết được để hoàn thiện bản thân mỗi ngày. Ý nghĩa của câu tục ngữ trên chính là khuyên chúng ta nên đi nhiều nơi, học hỏi kiến thức từ nhiều nguồn thì mới có thể hiểu sâu hơn, mới có được kết quả tốt nhất. Không ngừng mở mang kiến thức, không ngừng học hỏi để có được những kiến thức cơ bản và sâu sắc nhất.
“Đi ngày đàng” không phải là một con số ước tính cụ thể là cần bao nhiêu ngày, hay cũng không có giới hạn cụ thể mà đây là một câu nói nó mang ý nghĩa tượng trưng. “Ngày nối tiếp ngày” được xem chỉ là khoảng thời gian ngắn ngủi, một khoảng không gian ngắn ngủi xung quanh mỗi người trong chúng ta. Tuy nhiên nếu chúng ta biết tận dụng sẽ nhận ra được nhiều kiến thức bổ ích.
Cuộc sống của chúng ta vẫn còn nhiều điều tươi đẹp, nhưng nếu chúng ta không chịu tìm kiếm, không chịu học hỏi thì kiến thức không bao giờ đến. Chỉ khi bạn chủ động, biết tìm tòi, chắt lọc kiến thức thì bạn mới thấy nó thực sự có giá trị. Kiến thức là đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là giọt nước nằm trong ly, nếu không tìm kiếm thêm kiến thức bạn sẽ tự tan biến.
Con đường học tập tuy vất vả, gian nan nhưng chúng ta nếu biết vượt lên tất cả để tìm kiếm tri thức thì những gì chúng ta nhận được thực sự quý giá và vô cùng ý nghĩa. Bạn sẽ trân trọng những gì bạn học hỏi, khám phá được, bạn sẽ trân trọng và sử dụng nó vào đúng mục đích nhất.
Xung quanh chúng ta còn rất nhiều điều mà chính bản thân mình cũng chưa biết, nếu không không ngừng học hỏi và học hỏi thì bạn sẽ trở thành kẻ tụt hậu, mãi mãi chạy theo mọi người mà không thể vượt lên. Do đó, hãy bỏ đi cái kén của mình, đến những vùng đất mới để khám phá, để học hỏi, để thấy những kiến thức này, bạn còn biết quá nhiều.