1, Theo em, việc rút gọn chủ ngữ trong tục ngữ là hiện tượng phổ biến nhưng nó còn phải tùy trường hợp câu tục ngữ. Trong câu tục ngữ "Nhà giàu trồng lau ra mía, nhà khó trồng củ tía ra củ nâu" ta thấy có 2 đối tượng riêng rẽ khác nhau. Nếu như ta lược bớt thì nội dung truyền đạt của câu tục ngữ sẽ trở nên không đầy đủ, không còn truyền tải đủ nội dung nữa. Việc rút gọn câu vẫn phải đảm bảo được nội dung truyền đạt được đầy đủ.
2.
Mai và Lan là hai người bạn thân thiết của nhau. Hai bạn học cùng một lớp. Một hôm, Mai bị ốm nên phải nghỉ học. Lan vì lo lắng cho bạn nên sau khi tan học đã ghé qua thăm nha Mai, tiện thể mang vở học trên lớp cho Mai. Vừa bước vào cửa nhà, Mai thấy Lan đã nói bằng giọng thều thào:
- Ơ, Lan đấy à? Cậu đến có việc gì thế?
Lan nhanh nhẹn đi vào trong nhà, ngồi bên giường của Mai và hỏi thăm bằng giọng lo lắng:
- Tớ đến mang vở ghi cho cậu đây. Cậu sao rồi, uống thuốc chưa? Trong người giờ cảm thấy sao rồi?
- Đỡ nhiều rồi, lát uống thuốc là khỏi ấy mà. Cảm xíu thôi. Đừng lo lắng quá.
- Ừ vậy cậu chịu khó uống thuốc nghỉ ngơi nhé. Tớ để vở ghi cho cậu ở đây nhé. Bao giờ đỡ mệt thì dậy chép bài để còn đi học lại nhé.
- Cảm ơn cậu nhiều nhé.
Câu rút gọn: - Đỡ nhiều rồi, lát uống thuốc là khỏi ấy mà. Cảm xíu thôi. Đừng lo lắng quá.
Rút gọn thành phần chủ ngữ
Tác dụng của việc rút gọn: truyền tải thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, vẫn thể hiện được sự thân thiết giữa 2 người bạn cùng tuổi tác.