Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch chứa Al2(SO4)3 và AlCl3, thu được kết tủa có khối lượng m (gam) theo số mol Ba(OH)2 như đồ thị hình bên.
Giá trị của a là:
A. 85,50. B. 163,2. C. 82,38 D. 83,94.
Đoạn 1: Tạo ra cả 2 kết tủa
3Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 —> 3BaSO4 + 2Al(OH)3
0,3…………………0,1…………..………0,3…………0,2
Đặt nAlCl3 = x
Để tạo ra và hòa tan hết kết tủa Al(OH)3 cần 0,6 mol Ba(OH)2, khi đó nOH- = 4nAl3+
—> 0,6.2 = 4(0,1.2 + x) —> x = 0,1
Khi nBa(OH)2 = 0,51 thì nBaSO4 = 0,3
Lúc này nOH- = 1,02 và nAl3+ tổng = 0,3
nOH- = 4nAl3+ – nAl(OH)3 —> nAl(OH)3 = 0,18
—> a = mBaSO4 + mAl(OH)3 = 83,94 gam
Cho hỗn hợp gồm Na2O, CaO, Al2O3 và MgO vào lượng nước dư, thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 đến dư vào X, thu được kết tủa là:
A. MgCO3. B. CaCO3. C. Mg(OH)2. D. Al(OH)3.
Cho 6,048 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm C2H2 và H2 qua bột niken nung nóng thu được hỗn hợp Y chỉ chứa 3 hiđrocacbon. Y có tỉ khối so với H2 là 14,25. Cho Y tác dụng với dung dịch nước brom dư. Số mol brom phản ứng là:
A. 0,075 B. 0,12 C. 0,09 D. 0,08
Cho 6 gam kẽm hạt vào cốc đựng dung dịch H2SO4 1M ở nhiệt độ thường. Biến đổi nào sau đây không làm thay đổi tốc độ phản ứng?
A. thay 6 gam kẽm hạt bằng 6 gam kẽm bột.
B. tăng nhiệt độ lên đến 50°C.
C. tăng thể tích dung dịch H2SO4 1M lên 2 lần.
D. thay dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch H2SO4 0,5M.
Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4 loãng. (2) Cho hơi ancol etylic đi qua bột CuO nung nóng. (3) Nhỏ vài giọt dung dịch Br2 vào dung dịch anilin. (4) Cho dung dịch glucozơ vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng. (5) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. (6) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2. (7) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3. (8) Cho hơi nước đi qua than nung đỏ. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa-khử là:
A. 8. B. 7. C. 6. D. 5.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Nhỏ dung dịch Na2CO3 tới dư vào dung dịch Al(NO3)3. (2) Cho dung dịch FeCl2 tác dụng với dung dịch H2S. (3) Cho KOH vào dung dịch Ca(HCO3)2. (4) Cho Na2S2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng ở nhiệt độ thường. (5) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch CaCl2 sau đó đun nóng. (6) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch HF. Số thí nghiệm thu được kết tủa là:
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.
Cho 23,0 gam C2H5OH tác dụng với 24,0 gam CH3COOH (t°, xúc tác H2SO4 đặc) với hiệu suất phản ứng 60%, sau phản ứng thu được m gam este. Giá trị của m là:
A. 22,00 B. 23,76 C. 26,40 D. 21,12
Cho 1 mol triglixerit X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1 mol glixerol, 1 mol natri stearat và 2 mol natri oleat. Cho các phát biểu sau: (1) Phân tử X có 5 liên kết π. (2) Có 2 đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất của X. (3) Công thức phân tử chất X là C54H106O6. (4) 1 mol X làm mất màu tối đa 3 mol Br2 trong dung dịch. (5) Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol X rồi suc sản phẩm cháy qua dung dịch nước vôi trong dư thấy khối lượng bình tăng 34,62 gam. Số phát biểu đúng là:
A. 3 B. 4 C. 2 D. 5
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến