Câu 1 :
Đoạn văn trên được kể bằng lời của Phương Định . Nhờ có cách kể này thì tác giả đã lấy Phương Định làm trọng tâm từ đó dễ dàng thể hiện cảm xúc của nhân vật chính này với những người xung quanh
Câu 2 :
Câu ghép : Chị Thao vấp ngã, tôi đỡ chị.
→ Chị Thao vấp ngã, tôi đỡ chị.
Chị Thao : Chủ ngữ
vấp ngã : Vị ngữ
tôi : Chủ ngữ
đỡ chị : Vị ngữ
→ Nối với nhau bằng dấu phẩy
Câu 3 :
Hiện nay , giới trẻ rất năng động sáng tạo và đầy sự nhiệt huyết , điển hình là những cán bộ , bác sĩ ở trong các khu cách ly đều là những người còn rất trẻ . Những thế hệ ấy dũng cảm , kiên cường không khác gì nhưng con người trẻ trong thời chống Mỹ ngày xưa , sẵn sàng hi sinh xương máu vì đất nước . Nhưng hiện nay một phần giới trẻ ấy đang dần có những lối sống thờ ơ , vô cảm với đất nước ta . Họ lười biếng , trốn tránh trách nhiệm của bản thân với đất nước , thậm chí là tiếp tay cho kẻ khác phá hoại đất nước Việt Nam . Điển hình là những hiện tượng chở người nước ngoài vượt biên vào Việt Nam của một số người thiếu ý thức , đang làm khó chính phủ và dân ta . Một phần thế hệ trẻ ấy thật khác với ngày xưa , họ không còn khao khát được cống hiến cho đất nước nữa rồi . Nếu ngày xưa tinh thần cống hiến được thể hiện rõ qua bài thơ như " Chào xuân 67 " , Tố Hữu đã từng viết rằng :
"Nếu được chọn làm hạt giống để mùa sau
Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa
Vui gì hơn làm người lính đi đầu
Trong đêm tối , tim ta làm ngọn lửa "
Nhưng hiện nay những hình ảnh này đã xuất hiện ít đi , không còn được nhiều nữa . Ta phải biết rằng cống hiến cho đất nước là trách nhiệm và là niềm tự hào của bản thân . Chứ chúng ta không được hèn nhát , yếu đuối , cứ cắm đầu vào điện thoại lướt Facebook , Instagram để mất đi thời gian của bản thân bởi vì như thế chính là đang hạ thấp giá trị của bản thân . Vì vậy , cống hiến chính là trách nhiệm của toàn dân , đặc biệt là thế hệ trẻ và bản thân em để mai này góp phần xây dựng , phát triển đất nước .