Câu 1:
D. Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
Theo Hà Nội Mới, những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm:
- Bảo vệ hiện trường
- Giúp đỡ, cứu chữa kịp thời người bị nạn
- Báo tin ngay cho cơ quan công an, y tế hoặc UBND nơi gần nhất
- Bảo vệ tài sản của người bị nạn.
- Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Câu 2:
D. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên trái, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên phải trong cùng.
Điều 13 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định: Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phảitrong cùng,xe cơ giới,xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
Câu 3:
C. Xe lên dốc phải nhường đường cho xe đang xuống dốc.
Theo Tư Vấn Luật, các trường hợp nhường đường khi tránh nhau quy định như sau: Xe xuống dốc phải nhường đường cho xe đang lên dốc.
Câu 4:
C. Cho xe đi trong một làn đường được đi và chỉ chuyển làn đường ở những nơi được cho phép; khi chuyển làn phải có tín hiệu báo trước và phải đảm bảo an toàn.
Theo Yên Tâm Học Lái, luật Giao thông đường bộ quy định: Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép, khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
Câu 5:
B. Phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
Theo quy định, khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ; trong khi chuyển hướng, phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ,người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều.
Câu 6:
A. Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.
Theo An Toàn Giao Thông, đối với người điều khiển xe ô tô nếu gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn, sẽ bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 5 đến 7 tháng. Đối với người điều khiển xe mô tô nếu thực hiện hành vi này sẽ bị áp dụng mức xử phạt từ 6.000.000 đồng đên 8.000.000 đồng. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 3 đến 5 tháng.
Câu 7:
Không có đáp án
Đây là thể loại câu có hình ảnh, chủ tus không gửi ảnh lên nên không có đáp án.
Câu 8:
Không có đáp án
Đây là thể loại câu có hình ảnh, chủ tus không gửi ảnh lên nên không có đáp án.
Câu 9:
A. Từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.
Theo khoản i khoản 2 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ.
Câu 10:
Không có đáp án
Đây là thể loại câu có hình ảnh, chủ tus không gửi ảnh lên nên không có đáp án.
Cho Yu xin ctlhn nếu dc ạ!
#Yu
#Ourteamisthebest