Nung hỗn hợp X gồm 2,7 gam Al và 10,8 gam FeO, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y. Để hòa tan hoàn toàn Y cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của V là
A. 375. B. 600. C. 300. D. 400.
nAl = 0,1 và nFeO = 0,15
Y + H2SO4 —> Al3+ (0,1), Fe2+ (0,15), bảo toàn điện tích —> nSO42- = 0,3
—> V = 300 ml
Nung 21,4 gam Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được m gam một oxit. Giá trị của m là
A. 8. B. 12. C. 14. D. 16.
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Điện phân NaCl nóng chảy. (b) Điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ). (c) Cho mẩu K vào dung dịch AlCl3. (d) Cho Fe vào dung dịch CuSO4. (e) Cho Ag vào dung dịch HCl. (g) Cho Cu vào dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 và NaHSO4. Số thí nghiệm thu được chất khí là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Đốt 3,36 gam một kim loại M bằng oxi không khí thì thu được 4,64 gam một oxit của M. Tìm kim loại M
Trong dung dịch X chứa đồng thời các ion: Na+ (0,2 mol), Mg2+ (0,15 mol) và SO42- (x mol). Giá trị của x là
A. 0,25. B. 0,35. C. 0,3. D. 0,2.
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp A chứa Ba, Ca, Al, Al4C3, CaC2 vào nước dư thu được dung dịch X và Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 25,2 gam H2O và 11,2 lít CO2 (đktc). Nhỏ từ từ đến hết 400ml dung dịch H2SO4 0,25M và HCl 1,25M vào dung dịch X thu được 46,7 gam kết tủa và dung dịch Z. Sục khí CO2 dư vào Z thu được dung dịch T chứa 71,45 gam muối khan. Phần trăm khối lượng Ba trong A gần nhất với là:
A. 57,7% B. 65,58% C. 70,21% D. 51,20%
Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit X mạch hở chỉ thu được 3 mol Gly và 1 mol Ala. Số liên kết peptit trong phân tử X là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Thực hiện 3 thí nghiệm cho hỗn hợp A chứa 3,36 gam Fe và 6,4 gam Cu như sau:
– Thí nghiệm 1: Cho hỗn hợp A vào bình chứa dung dịch H2SO4 loãng thu được V1 lít khí (đktc).
– Thí nghiệm 2: Cho hỗn hợp A vào bình chứa dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được V2 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất).
– Thí nghiệm 3: Cho hỗn hợp A vào bình chứa dung dịch H2SO4 đặc, nguội dư đến khi phản ứng kết thúc hẳn thấy còn chất rắn X, sau đó tiếp tục đun nhẹ bình để dung dịch trong bình nóng lên rồi ngưng đun thì thể tích khí cuối cùng thu được là V3 lít khí SO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị V1, V2 và V3 lần lượt là
A. 1,344; 4,256 và 2,240. B. 1,344; 4,256 và 3,584.
C. 1,344 và 8,512 và 4,256. D. 3,584; 4,256 và 2,240.
Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và một lượng chất rắn không tan. Muối trong dung dịch X là
A. FeCl3. B. CuCl2, FeCl2.
C. FeCl2, FeCl3. D. FeCl2.
Để sản xuất được 1m3 axit sunfuric đặc 98% (d = 1,84 g/cm3) thì cần dùng m tấn quặng pirit sắt. Biết trong quặng pirit sắt có 5% là tạp chất trơ và hiệu suất toàn quá trình sản xuất đạt 90%. Tính giá trị của m
Cho m gam hỗn hợp X gồm nhôm và đồng. Thực hiện các thí nghiệm sau:
– Thí nghiệm 1: Cho toàn bộ m gam X trên vào dung dịch H2SO4 loãng dư thì thấy có 3,36 lít khí thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn và có m’ gam chất rắn không tan.
– Thí nghiệm 2: Cho toàn bộ m gam X trên vào dung dịch H2SO4 đặc nguội dư thì thấy thoát ra 2,24 lít khí SO2 (ở đktc và là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa m” gam muối sunfat.
Tính giá trị của m, m’ và m”
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến