Nung m gam sắt trong không khí, sau phản ứng thu được 12,8 gam chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hòa tan hoàn toàn 12,8 gam hỗn hợp X vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, sau phản ứng thu được 2,24 lit SO2 ở đktc, muối và nước. Tính giá trị của m.
Quy đổi X thành Fe (a), O (b)
—> mX = 56a + 16b = 12,8
Bảo toàn electron: 3a = 2b + 0,1.2
—> a = 0,18; b = 0,17
—> mFe = 56a = 10,08
Hòa tan hoàn toàn m gam Zn trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 1,568 lit hỗn hợp 2 khí NO và N2O có tỉ khối so với H2 là 19,2. Tính m.
Cho dòng điện một chiều qua 3 bình điện phân mắc nối tiếp: bình A hai cực Cu nhúng trong dung dịch muối Cu, bình b hai cực kim loại B nhúng trong dung dịch muối B, bình C hai cực kim loại C nhúng trong dung dịch muối C. Sau điện phân, catot bình A tăng 0,96 gam, catot bình B tăng 1,68 gam, và catot bình C tăng 3,24 gam. Xác định kim loại B và C.
Cho 12,8 gam kim loại X hóa trị II phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 thu được muối Y. Hòa tan muối Y vào nước để được 400 ml dung dịch Z. Nhúng thanh Zn nặng 13,0 gam vào Z, sau một thời gian thấy kim loại X bám vào thanh Zn và khối lượng thanh Zn lúc này là 12,9 gam, nồng độ ZnCl2 trong dung dịch là 0,25M. Kim loại X và nồng độ mol của muối Y trong dd Z lần lượt là
A. Fe; 0,57M B. Fe; 0,25M.
C. Cu; 0,25M. D. Cu; 0,5M.
Khử hoàn toàn 37,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần 2,24 lít CO (ở đktc). Tính khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng?
A. 12 gam. B. 16 gam C. 26 gam. D. 36 gam.
Số đồng phân tripeptit có chứa gốc của cả glyxin và alanin là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6.
Một hợp chất hữu cơ X có tỉ lệ khối lượng C : H : O : N = 9 : 1,75 : 8 : 3,5 tác dụng với dung dịch NaOH và dung dịch HCl theo tỉ lệ mol 1: 1 và mỗi trường hợp chỉ tạo một muối duy nhất. Một đồng phân Y của X cũng tác dụng với dung dịch NaOH và dung dịch HCl theo tỉ lệ mol 1: 1 nhưng đồng phân này có khả năng làm mất màu dung dịch Br2. Công thức phân tử của X và công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là
A. C3H7O2N; H2N-C2H4-COOH; H2N-CH2-COO-CH3.
B. C3H7O2N; H2N-C2H4-COOH; CH2=CH-COONH4.
C. C2H5O2N; H2N-CH2-COOH; CH3-CH2-NO2.
D. C3H5O2N; H2N-C2H2-COOH; CH≡C-COONH4.
Số đồng phân este của hợp chất có CTPT C4H8O2 tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 sinh ra Ag là
A. 3 B. 1 C. 4 D. 2
Điện phân dung dịch CuSO4 một thời gian thu được tổng thể tích khí là 11,2 lít. Trong đó một nửa lượng khí được sinh ra từ cực dương và một nửa được sinh ra từ cực âm. Khối lượng CuSO4 có trong dung dịch là
A. 10 gam. B. 20 gam.
C. 80 gam. D. 40 gam
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hidrocacbon có CTPT chung là CnH2n-2 (n là số nguyên tử C trung bình) cần V lít hỗn hợp X gồm O2 và O3 (đktc) có tỉ khối so với H2 là 19,2 thu được a gam CO2 và b gam H2O. Tìm biểu thức liên hệ V, a, b. Biết rằng O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2.
Chiếu sáng bình chứa hỗn hợp 1 lít H2 và 0,672 lít Cl2 để phản ứng xảy ra rồi hòa tan sản phẩm vào 19,27g nước thu được dung dịch A. Lấy 5g dung dịch A cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 0,7175g kết tủa. Tính hiệu suất phản ứng giữa khí H2 và Cl2 biết thể tích các khí đo ở đktc, khí Clo tan trong nước không đáng kể.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến