Nung nóng 4,8 gam Mg trong bình phản ứng chứa 1 mol khí N2. Sau một thời gian, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thấy áp suất khí trong bình giảm 5% so với áp suất ban đầu. Thành phần phần trăm Mg đã phản ứng là
A. 37,5% B. 25,0% C. 50% D. 75%
Áp suất giảm là do N2 đã phản ứng. Áp suất tỉ lệ thuận với số mol —> nN2 phản ứng = 1.5% = 0,05
3Mg + N2 —> Mg3N2
0,15…..0,05
—> %Mg phản ứng = 0,15.24/4,8 = 75%
Để pha được 1 lít dung dịch chứa Na2SO4 0,04M, K2SO4 0,05M và KNO3 0,08M cần lấy
A. 12,15 gam K2SO4 và 10,2 gam NaNO3.
B. 8,08 gam KNO3 và 12,78 gam Na2SO4.
C. 15,66 gam K2SO4 và 6,8 gam NaNO3.
D. 9,09 gam KNO3 và 5,68 gam Na2SO4.
Hoà tan hết hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Ba vào nước thu được dung dịch Y và a mol H2. Thổi khí CO2 từ từ cho đến dư vào dung dịch Y ta có đồ thị sau
Phần trăm khối lượng Al2O3 trong X gần nhất với
A. 41,86% B. 48,61% C. 46,81% D. 48,16%
Hỗn hợp chất rắn X có khối lượng 12,74 gam gồm Fe(NO3)2, Al và FeCO3. Cho X tan hết vào một lượng vừa đủ dung dịch chứa 0,46 mol KHSO4 được dung dịch Z chi chứa 69,08 gam muối sunfat trung hòa (không có Fe3+) và m gam hỗn hợp khí T trong đó có chửa 0,01 mol H2. Cho dung dịch chứa 0,5 mol NaOH vào Z, đun nóng đến khi không còn khí thoát ra, tách kết tủa thu được rồi nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu đươc 8,66 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 2,98 B. 3,24 C. 3,28 D. 2,56
Hỗn hợp A gồm axit cacboxylic đơn chức X và ancol no Y, đều mạch hở và có cùng số cacbon trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol A cần dùng 18,9 gam O2, sau phản ứng thu được 10,08 lít CO2 (đktc) và 8,775 gam H2O. Este hóa hoàn toàn 0,2 mol A thì khối lượng este tối đa thu được là :
A. 10,17 gam. B. 11,50 gam.
C. 8,55 gam. D. 12,50 gam.
Khi làm lạnh 600 gam dung dịch bão hòa muối ở 90°C xuống 10°C, thì có bao nhiêu gam muối A kết tinh. Biết S ở 90°C là 50 gam; ở 10°C là 15 gam.
Nêu cách pha chế: a. 200 gam dung dịch H2SO4 8% từ dung dịch H2SO4 30%. b. 200ml dung dịch NaOH 0,5M từ NaOH, nước cất, dụng cụ pha chế cần thiết đầy đủ.
Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận ra mỗi khí riêng biệt sau: Hiđro, Oxi, cacbon monoxit (CO).
Hòa tan NaOH rắn vào nước để tạo thành hai dung dịch A và B với nồng độ phần trăm của dung dịch A gấp 3 lần nồng độ phần trăm của dung dịch B. Nếu đem pha trộn hai dung dịch A và B theo tỉ lệ khối lượng mA : mB = 5 : 2 thì thu được dung dịch C có nồng độ 20%. Tính nồng độ của hai dung dịch A và B ?
Hỗn hợp R gồm ba muối XCO3, YCO3 và Z2CO3. Cho 180 gam hỗn hợp R tác dụng với x lít dung dịch H2SO4 0,4M đến phản ứng hoàn toàn thu được 4,48 lít khí (đktc), dung dịch D và chất rắn R. Cô cạn dung dịch D thu được 20 g chất rắn. Nung chất rắn R một thời gian thu được11,2 lít khí CO2 (đktc) và chất rắn R’. Tính x, khối lượng các chất rắn R và R’.
Chia hỗn hợp gồm hai anđehit đều đơn chức, mạch hở thành ba phần bằng nhau: – Phần 1 tác dụng vói lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng thu được 60,48 gam Ag. – Phần 2 đem oxi hóa hoàn toàn thu được hỗn hợp Y gồm hai axit cacboxylic tương ứng. Lấy toàn bộ Y tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, lấy muối khan đem đốt cháy hoàn toàn cần dùng 0,4 mol O2, thu được 10,6 gam Na2CO3 và 0,56 mol hỗn hợp gồm CO2 và H2O. – Phần 3 tác dụng với H2 vừa đủ (xúc tác Ni, t°) thu được hỗn hợp Z gồm hai ancol. Đun nóng Z với H2SO4 đặc ờ 140°C, thu được 4,44 gam hỗn hợp gồm ba ete có cùng số mol. Hiệu suất ete hóa của hai ancol theo khối lượng phân tử tăng dần lần lượt là
A. 60% và 70%. B. 75% và 50%.
C. 50% và 80%. D. 70% và 75%
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến